Đội CSGT số 2: Triển khai nộp phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua Cổng DVCQG
Ở nước ta hiện nay, việc thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành xu thế của xã hội được mọi người lựa chọn. Trong đó, nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia (DVCQG) được người dân đánh giá rất cao về tính hiệu quả.
Thời gian qua, thực hiện đề án 06 của Bộ Công An và các kế hoạch chỉ đạo của CA TP. Hà Nội, Phòng CSGT, Đội CSGT đường bộ số 2 đã thực hiện tốt việc bố trí cán bộ có năng lực chuyên môn, am hiểu khoa học công nghệ có tinh thần trách nhiệm trong công việc để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân tra cứu các thông tin cần thiết phục vụ việc nộp phạt vi phạm hành chính. Đồng thời trang bị đầy đủ hệ thống máy tính, mạng internet sẵn sàng phục vụ người dân thực hiện thành công dịch vụ công mức 3 mức 4.
Tính đến tháng 12/2022 Đội CSGT ĐB số 2 đã giải quyết trên 90% hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến, phấn đấu đầu tháng 01/2023 hoàn thành chỉ tiêu đạt 100% hồ sơ giải quyết qua cổng DVCQG.
Việc nộp phạt qua cổng dịch vụ công trực tuyến là một trong những bước cải tiến mới về thủ tục hành chính, thông qua Cổng DVCQG, người dân có thể nộp tiền phạt vi phạm hành chính thay vì việc phải trực tiếp đến các kho bạc, ngân hàng nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời, người dân có thể đăng ký địa chỉ để nhận lại các giấy tờ đã bị Đội CSGT ĐB số 2 tạm giữ. Với lợi ích nêu trên có thể thấy, đây là một giải pháp giúp công tác quản lý hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được minh bạch và chính xác. Từ đó sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, giảm áp lực cho cán bộ thụ lý giải quyết hồ sơ.
Theo ghi nhận của nhóm phóng viên, bên cạnh những hiệu quả tiện ích mang lại từ Cổng DVCQG thì vẫn còn một số khó khăn vướng mắc cần khắc phục để công tác nộp phạt vi phạm hành chính đạt kết quả cao nhất như: Đường truyền chưa ổn định, nhiều lúc không truy cập cổng DVCQG chậm trễ tra cứu quyết định xử phạt và biên lai tiền phạt; nhiều người vi phạm không có tài khoản ngân hàng hoặc có tài khoản ngân hàng nhưng không sử dụng dịch vụ Internet banking để nộp phạt trực tuyến qua cổng dịch vụ công; việc lựa chọn liên kết ngân hàng để thanh toán trực tuyến còn hạn chế: hiện tại có 2 ngân hàng có thể thanh toán trực tuyến là Ngân hàng Vietinbank, Ngân hàng VPBank và 1 số ví điện tử có thể thanh toán trực tuyến được.
Châu NguyênTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.