Đội quân 6.400 nhân viên quản lý thị trường “quét” được 3.500 vụ vi phạm, tiêu hủy 2,5 triệu USD hàng giả & hàng lậu, nộp ngân sách 3,5 triệu USD
Năm 2021, tình trạng sản xuất – tiêu thụ hàng giả/hàng nhái tại Việt Nam vẫn hết sức tinh vi và phức tạp, với sự trỗi dậy của kênh thương mại điện tử. Theo ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường thuộc Bộ Công thương, 6.400 nhân viên của Cục vẫn đang cố trau dồi kỹ năng chuyên môn – đặc biệt ở mặt công nghệ, nhằm nâng cao khả năng thực thi.
Sản xuất và sử dụng hàng giả - hàng nhái tràn lan là một vấn nạn nhức nhối ở thị trường tiêu dùng Việt Nam. Với mức sống thấp và tâm lý sính ngoại của không ít người dân, tình trạng này có lẽ còn lâu lắm mới chấm dứt.
Tuy nhiên, không vì thế mà các Cơ quan chức năng hoặc các thương hiệu lớn mặc kệ, mà tất cả vẫn đang hàng ngày cố gắng nhằm giảm thiểu tình trạng này – đặc biệt là để bảo vệ những người tiêu dùng chân chính không lâm vào tình trạng ‘bỏ tiền thật mua phải hàng giả".
Tọa đàm "Nâng cao năng lực nhận diện hàng thật - hàng giả, quyền Sở hữu trí tuệ cho lực lượng chức năng và doanh nghiệp" do JETRO và Tổng Cục Quản lý thị trường vừa đồng tổ chức, cũng là một hoạt động quan trọng cho nỗ lực nói trên.
Mở đầu câu chuyện, ông Trần Hữu Linh cho rằng, sở dĩ Việt Nam luôn là ‘điểm nóng’ về sản xuất hàng giả - hàng nhái - hàng lậu trong khu vực, vì 3 nguyên do sau.
Đầu tiên, với thu nhập bình quân 3.000 USD/người – thuộc nhóm thấp của thế giới mà lại ‘sính ngoại’ - tức muốn xài thương hiệu lớn của nước ngoài, hàng giả/hàng nhái là phương án khả dĩ đối với nhiều người tiêu dùng Việt. Thứ hai, chúng ta lại nằm sát Trung Quốc – ‘cường quốc’ về sản xuất hàng nhái. Cuối cùng, chúng ta có tới 714.000 doanh nghiệp và 1,6 triệu hộ kinh doanh, dễ phân phối và tiêu thụ hay sản xuất hàng giả/hàng nhái.
Cụ thể hơn, trong năm 2021, 6.400 nhân viên tại 63 cục/450 đội khắp cả nước trong Tổng cục của ông, đã xử lý hơn 3.500 vụ vi phạm, nộp ngân sách 3,5 triệu USD và tiêu hủy lượng hàng hóa trị giá 2,5 triệu USD.
"Hoạt động buôn lậu đang ngày càng tăng cao ở biên giới phía Bắc, khu vực miền Trung và phía Tây Nam; với thủ đoạn này càng tinh vi, phức tạp như cấu kết – phối hợp giữa người trong nước và ngoài nước. Các sản phẩm mà giới buôn lậu hay tuồn qua biên giới có thể là pháo, rượu, thuốc lá, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, mắt kính và đồng hồ đeo tay. Hoặc là đường cát, đồ điện tử, phế liệu, hàng điện tử - điện lạnh đã qua sử dụng", vị Tổng cục này cho biết.
Thị trường hàng giả cũng sôi động không kém. Trong năm 2021, hàng giả - hàng nhái cũng xuất hiện ở khắp các tỉnh thành đặc biệt là ở các đô thị lớn mạnh về du lịch như Hà Nội – TP.HCM – Nha Trang – Đà Nẵng. Hàng giả có thể là xăng dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hàng tiêu dùng, dược phẩm – thực phẩm chức năng….
Đặc biệt, giống như hàng lậu, hàng giả cũng xuất hiện nhiều ở mảng mỹ phẩm – nước hoa, thời trang như đồng hồ - mắt kính, túi xách, giày dép…Các thương hiệu lớn hay bị làm giả tại Việt Nam, về thời trang có Dior, LV, Kenzo, Givenchy, BVLGARI thuộc Tập đoàn LVMH; đồng hồ có Tissot, Swatch, Longines, Certina, Rado, Omega; hàng điện tử có Qualcomm, Samsung; hàng thể thao có The North Face; và các thương hiệu hàng đầu của Nhật – Hàn.
Ngoài ra, cũng theo ông Trần Hữu Linh, năm 2021 công việc các nhân viên trong Tổng cục Quản lý thị trường càng nhiều và khó bởi sự trỗi dậy của kênh thương mại điện tử, do Covid-19 hoành hành khắp nơi.
"Hiện tại, đang có 3/4 dân số Việt Nam thường xuyên lướt internet và 50 đến 60 triệu người Việt có tài khoản trên các sàn thương mại điện tử hoặc mạng xã hội. Covid-19 ngày càng khiến TMĐT trở thành một kênh đắc lực trong kinh doanh, đồng thời cũng trở thành một nơi tiêu thụ hàng xâm phạm bản quyền của nhiều kẻ gian.
Tình trạng mua bán hàng – hàng nhái trên kênh online đã bắt đầu tăng trưởng nhanh từ đầu năm 2020; điều này gây ra nhiều khó khăn cho Tổng Cục, bởi rất khó để phát hiện hàng giả - hàng nhái trên không gian online – ví dụ như ở mảng thực phẩm. Hiện chúng tôi vẫn chưa có biện pháp hữu hiện để phát hiện ra hàng giả - hàng nhái – hàng lậu trên đấy.
Sắp tới, sau khi đạo luật mới về quản lý các sàn TMĐT hoặc kinh doanh trên mạng xã hội; hẳn công việc của chúng tôi sẽ bớt phức tạp hơn. Ngoài ra, đội ngũ của chúng tôi cũng phải ngày càng nâng cao năng lực chuyên môn – kỹ thuật, đặc biệt là ở khía cạnh công nghệ, nhằm nâng cao năng lực thực thi và theo kịp sự thay đổi thực tế của thị trường.
Ngoài ra, Tổng Cục cũng đang cấp tập chuyển đổi số hệ thống quản lý để đáp ứng kịp yêu cầu – nhu cầu của các bên liên quan", Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường khẳng định.
Mục tiêu cụ thể của Tổng cục Quản lý thị trường trong thời gian tới: 90% cơ sở phân phối không còn tình trạng bày bán hàng nhập lậu – hàng giả, 90% làng nghề không sản xuất hàng giả, doanh nghiệp và hộ kinh doanh được phổ biến – ký cam kết không vi phạm Sở hữu trí tuệ, 100% cán bộ Quản lý thị trường được trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết.
Quỳnh NhưTrong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải, lãi suất được duy trì ở mức thấp. GDP của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức 6,8% năm 2024, nhờ xuất khẩu và công nghiệp giữ đà tích cực.