"Đòn bẩy" phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hóa
Trong định hướng phát triển nhanh và bền vững, tỉnh Thanh Hóa xác định KKT Nghi Sơn trở thành "đòn bẩy", là "đầu tàu" để kéo nền kinh tế của tỉnh phát triển toàn diện. Mục tiêu phát triển KKT Nghi Sơn trở thành một trong những trung tâm đô thị, công nghiệp và dịch vụ ven biển trọng điểm của cả nước, một khu vực phát triển đa ngành, đa lĩnh vực, trọng tâm là công nghiệp nặng, chế biến, chế tạo, dịch vụ gắn với khai thác hiệu quả cảng biển Nghi Sơn.
Những năm qua, KKT Nghi Sơn và các KCN đã và đang trở thành "đòn bẩy" phát triển công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh Thanh Hóa. Chỉ tính riêng trong giai đoạn từ 2021-2023, thu ngân sách KKT Nghi Sơn đạt 51.200 tỷ đồng. Trở thành "đầu tàu" công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.
Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cho biết: Những năm gần đây, Thanh Hóa đã xuất hiện các yếu tố để trở thành cực tăng trưởng mới, một trong những trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, y tế, thể thao, du lịch của khu vực và cả nước. Trong đó có sự đóng góp từ việc hình thành một số ngành, lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng tại KKT Nghi Sơn như: Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, đáp ứng 35-40% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước; Nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn số 2 với tổng mức đầu tư gần 8.000 tỷ đồng; tổ hợp Hóa chất Đức Giang với diện tích 30 ha thuộc phân khu công nghiệp số 15, KKTNS với tổng mức đầu tư khoảng 2.400 tỷ đồng.
Sau nửa nhiệm kỳ nỗ lực triển khai các nhiệm vụ, vị thế của một trung tâm công nghiệp lớn của tỉnh Thanh Hóa đã dần được khẳng định, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh, khu vực và cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cón những hạn chế, tồn tại cần có giải pháp tổng thể từ nguồn lực tới cơ chế để tháo gỡ, nhằm biến trung tâm công nghiệp lớn này thành một trụ cột tăng trưởng như kỳ vọng.
Nếu như hơn 10 năm về trước, Nghi Sơn vẫn còn là vùng cát cháy hoang vu. Khi ấy, với vô vàn bộn bề khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, tổ chức thi công…Vượt qua thách thức, Nghi Sơn hôm nay không chỉ có Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, mà có hàng trăm dự án khác đang vận hành, đóng góp hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước mỗi năm.
Cùng với sản xuất, đáp ứng nhu cầu về năng lượng, tại KKT Nghi Sơn hàng trăm nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, bao bì và các sản phẩm công nghiệp cũng hoạt động hiệu quả. Riêng sản phẩm thép, với lợi thế thương hiệu và chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm, sức cạnh tranh trên thương trường, chỉ trong vài năm trở lại đây thép VAS Nghi Sơn đã xuất khẩu thành công sang 10 thị trường, trong đó có nhiều thị trường khó tính như: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh Quốc, Guatemala… Hiện Nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn có công suất 3 triệu tấn/năm, tổng mức đầu tư gần 8.000 tỷ đồng đang nỗ lực cán đích để đưa vào vận hành, hứa hẹn "ra lò" những dòng sản phẩm mới theo công nghệ thép DANIELI của Italia hiện đại bậc nhất châu Âu.
Theo Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN tỉnh Thanh Hóa, trong giai đoạn 2021-2023 giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ thương mại KKT Nghi Sơn đạt gần 492.000 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 6.453 triêu USD. Hoạt động sản xuất tại KKT Nghi Sơn đã mang lại nguồn thu ngân sách hơn 51.000 tỷ đồng trong cùng giai đoạn. Đặc biệt, trong năm 2022, số thu ngân sách từ các hoạt động sản xuất tại KKT Nghi Sơn đạt tới hơn 20.000 tỷ đồng, đóng góp gần 50% số thu ngân sách của tỉnh và là động lực chính để lần đầu tiên Thanh Hóa chính thức ra nhập nhóm các tỉnh, thành có số thu ngân sách từ 50.000 tỷ đồng mỗi năm.
Năm 2023, KKTNS và các KCN tỉnh Thanh Hóa hướng tới mục tiêu tổng giá trị sản xuất của các doanh nghiệp đạt 265 nghìn tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 5.700 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho thêm 10 nghìn lao động.
Điển hình như KCN Bỉm Sơn hiện đã thu hút được 3 nhà đầu tư hạ tầng và 55 nhà đầu tư thứ cấp vào sản xuất, kinh doanh, với tỷ lệ lấp đầy đạt 60%. Hiện có 30 dự án đã đi vào hoạt động với các sản phẩm ưu thế trên thị trường như: Công ty TNHH công nghiệp Intco Việt Nam; Dự án Oceanus Outwear; nhà máy DS HI-TECH Vina; nhà máy sản xuất dây điện ô tô của Công ty DS Hitech… với vai trò là đầu tàu công nghiệp phía Bắc của tỉnh, KCN Bỉm Sơn đang tiếp tục được quan tâm, đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và đang được nhà máy đầu tư trong lĩnh vực lắp ô tô, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, điện tử, sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, dược phẩm, chế biến nông, lâm sản xuất khấu…
Có được những kết quả trên, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều đề án, chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực công nghiệp, xuất nhập khẩu, phát triển nguồn nhân lực… xây dựng KKT Nghi Sơn trở thành trung tâm công nghiệp lớn của tỉnh. Cùng với đó, công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, xúc tiến đầu tư kinh doanh, xúc tiến đầu tư được chú trọng. Công tác lập và quản lý quy hoạch được chú trọng và thực hiện kịp thời, làm cơ sở pháp lý cho triển khai các thủ tục đầu tư.
Cũng trong giai đoạn 2021-2023, việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại KKT Nghi Sơn được cán bộ, ngành ở Trung ương và tỉnh rất quan tâm, bố trí nguồn lực đầu tư. Hiện Bộ Giao thong Vận tải đã triển khai đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam đoạn qua KKT Nghi Sơn cơ bản hoàn thành; dự án cải tạo, nâng cấp luồng hàng hải vào các bến cảng khu vực Nam Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cũng đã được phê duyệt và triển khai đầu tư từ năm 2022. Tuyến đường bộ ven biển đoạn từ huyện Quảng Xương đi thị xã Nghi Sơn dự kiến khởi công trong năm nay và dự kiến hoàn thành, đưa vào khai thác trước ngày 31/12/2024; trong đó đoạn qua khu đô thị trung tâm KKT Nghi Sơn sẽ nghiên cứu thực hiện trong giai đoạn 2021-2025, tạo điều kiện kết nối KKT Nghi Sơn với nhiều vùng kinh tế năng động trong và ngoài tỉnh.
Thanh Hóa cũng ưu tiên dành nguồn vốn ngân sách 4.747 tỷ đồng để tập trung đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng trong KKT Nghi Sơn. Qua đó, đưa vào sử dụng một số công trình kết nối nội bộ trong KKT Nghi Sơn, như: đường Đông Tây 4 đi Cảng Nghi Sơn; cải dịch sông Tuần Cung, tuyến đường Hải Hòa - Bình Minh… Đồng thời triển khai nhiều công trình hạ tầng thiêt yếu, các dự án đầu tư trọng điểm, các khu tái định cư…tạo điều kiện và động lực cho việc thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, kinh danh tại KKT Nghi Sơn và các KCN.
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, thế nhưng các mục tiêu đặt ra trong chương trình phát triển KKT Nghi Sơn và các KCN đã đạt được những kết quả khả quan. Tổng giá trị sản xuất từ KKT Nghi Sơn và các KCN mang lại đạt hơn 546.000 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 9.505 triệu USD; thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 51.000 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho gần 98.000 lao động. Đến nay, KKT Nghi Sơn và các KCN đã thu hút được 714 dự án đầu tư trong nước và ngoài nước. Nhiều dự án đã khánh thành, đang hứa hẹn tạo ra sản phẩm công nghiệp mới gia tăng năng lực sản xuất ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa.
Với hoạt động thu hút đầu tư, Thanh Hóa đã đề ra nhiều giải pháp để hiện thực hóa định hứng phát triển KKTNS như: Phát triển các ngành công nghiệp theo hướng kết hợp hài hòa cả chiều rộng và chiều sâu, trong đó chú trọng phát triển theo chiều sâu. Hỗ trợ các doanh nghiệp tối đa nếu có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, cùng với đó, thu hút đa dạng các loại hình dịch vụ, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dịch vụ chất lượng cao. Xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư, tài chính và phân cấp quản lý đặc thù, phù hợp nhằm huy động tối đa, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư các dự án trọng điểm, có quy mô lớn, ưu tiên đầu tư các tuyến đường giao thông, kết nối các cực tăng trưởng.
Ghi nhận những thành quả đến từ hoạt động của KKT Nghi Sơn và các KCN, ông Nguyễn Văn Thi - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa nhấn mạnh: Nữa nhiệm kỳ vừa qua, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, với rất nhiều khó khăn, thách thức đến từ tình hình thế giới, dich bệnh và nội tại. Trong bối cảnh này, tỉnh Thanh Hóa vẫn là điểm sáng trong thu hút đầu tư, tăng trưởng kinh tế - xã hội so với cả nước. Kết quả tăng trưởng này phần lớn đến từ đóng góp "đầu tàu" KKT Nghi Sơn và các KCN.
Triều Nguyệt – Yến HoàngTheo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng lượng tiền gửi của cả dân cư và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tại thời điểm tháng 8 vào ngân hàng thương mại đạt mức kỷ lục từ trước đến nay với hơn 13.763.230 tỷ đồng.