Đón "sóng" đầu tư công nghiệp bán dẫn - Cốt lõi của công nghiệp Chuyển đổi Số

Đầu tư và Tiếp thị
06:29 AM 04/03/2024

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 1/3, VN-Index dừng ở mức 1.258,28 điểm, tăng 5,55 điểm (0,44%); VN30-Index tăng 1,32 điểm (0,1%), lên mức 1267,07 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index dừng ở mức 236,43 điểm, tăng 0,97 điểm (0,41%); HNX30-Index tăng 4,67 điểm (0,92%), lên mức 509,98 điểm.

Thanh khoản thị trường ghi nhận với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 890 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 22 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt gần 105 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 2 ngàn tỷ đồng.

Đón "sóng" đầu tư công nghiệp bán dẫn - Cốt lõi của công nghiệp Chuyển đổi Số- Ảnh 1.

Công nghiệp bán dẫn là ngành công nghiệp nền tảng và trọng yếu quốc gia trong tương lai. Việc phát triển công nghiệp bán dẫn là cơ hội để Việt Nam xây dựng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam nhất là khi ngành này đang bước vào giai đoạn chuyển đổi sang thiết bị điện tử sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), thiết bị internet vạn vật (IoT)...

Công nghiệp bán dẫn cũng là cốt lõi của công nghiệp chuyển đổi số - thị trường lớn nhất của chip bán dẫn Việt Nam.

Ngành công nghiệp bán dẫn là một ngành đặc thù, do đó, nếu sử dụng các chính sách thông thường sẽ rất khó phát triển.

Vì vậy, Bộ Khoa học và Công nghệ đang phối hợp với các đơn vị liên quan để xây dựng, đề xuất những chính sách đặc biệt để tháo gỡ cho ngành chip bán dẫn cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia vào nghiên cứu, chế tạo, phát triển và sản xuất chip bán dẫn trong thời gian tới.

Xây dựng hệ sinh thái về nghiên cứu và phát triển

Thời gian qua, để hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực vi mạch, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt một số nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia.

Qua các nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, đội ngũ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật đã từng bước nâng cao năng lực, làm chủ được một số công nghệ trong ngành vi mạch. Hệ sinh thái về nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực vi mạch tích hợp đã từng bước được hình thành. Một số tổ chức, doanh nghiệp đã có đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ chip bán dẫn, như: Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel; Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh)…

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực vi mạch cũng đã được các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam quan tâm. Tuy nhiên, theo đánh giá, ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam có tỷ lệ nội địa hóa còn thấp; hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) chưa đồng bộ; nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực bán dẫn còn hạn chế. Việt Nam cũng cần nỗ lực để đạt được những thỏa thuận hợp tác hỗ trợ chuyển giao công nghệ với các cường quốc công nghệ, từ đó, tiến tới tự chủ hoàn toàn các công đoạn quan trọng trong quy trình sản xuất chip bán dẫn.

"Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tăng cường hỗ trợ cho các nghiên cứu trong lĩnh vực bán dẫn; phối hợp với các bộ, ngành, doanh nghiệp lớn nghiên cứu, đánh giá các khâu trong chuỗi sản xuất chip mà Việt Nam có lợi thế và khả năng thành công; thúc đẩy phát triển các cơ sở nghiên cứu, thiết kế chip; hoàn thiện chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

Ngoài ra, Bộ sẽ xây dựng các chính sách về đầu tư và hỗ trợ những trang thiết bị cho việc đo lường, kiểm định các sản phẩm chip bán dẫn theo đúng tiêu chuẩn, góp phần rút ngắn thời gian sản xuất và đầu ra sản phẩm.

Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.

PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

Đặc biệt PGT Holdings đang sở hữu công ty con CTCP PGT SOLUSTIONS (PGTS), PGTS hiện đang xây dựng trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin cung cấp các giải pháp - dịch vụ thông minh, đem lại giá trị lớn và phù hợp nhất cho khách hàng.

Trong lĩnh vực CNTT: PGTS cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và tư vấn giải pháp kinh doanh cho thị trường Nhật Bản, Singapore… Gồm: CNTT, CAD/mô hình hóa và phân tích CAE, Blockchain, NFT và phát triển Metaverse; mảng IoT xử lý các dịch vụ điện toán đám mây; Big Data…

Trong lĩnh vực cung ứng nguồn lao động: PGTS cung cấp dịch vụ tuyển dụng/giới thiệu nhân sự tạm thời và dịch vụ BPO tại Việt Nam.

Đón "sóng" đầu tư công nghiệp bán dẫn - Cốt lõi của công nghiệp Chuyển đổi Số- Ảnh 2.

Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.

Khép lại phiên giao dịch ngày 1/3/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,900 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: ‏‏‏https‏‏://‏‏pgt‏‏-‏‏holdings‏‏.‏‏com

Facebook: ‏‏https‏‏://‏‏www‏‏.‏‏facebook‏‏.‏‏com‏‏/‏‏PGTHOLDINGS‏‏‏‏‏‏

‏‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
Kinh tế số có thể đem lại 74 tỷ USD cho Việt Nam vào năm 2030 Kinh tế số có thể đem lại 74 tỷ USD cho Việt Nam vào năm 2030

Theo nghiên cứu về nền kinh tế số Việt Nam của tập đoàn Google, dự báo đến năm 2030, giá trị tác động kinh tế hàng năm của công nghệ số tại Việt Nam có thể đạt đến 1.733 nghìn tỷ đồng, tương đương 74 tỷ USD.