Động lực tạo nên sức bật cho tăng trưởng năm 2024

Kinh doanh
08:41 AM 11/01/2024

Năm 2024, Quốc hội đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5%, trong bối cảnh còn nhiều rủi ro. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá mục tiêu này có thể đạt được do xuất hiện nhiều điểm sáng tạo điều kiện tăng trưởng cho năm 2024.

Theo nhận định của giới phân tích, năm nay, xu hướng lạm phát của thế giới đã giảm xuống, tạo nhiều dư địa cho các chính sách hỗ trợ tăng trưởng.

Động lực tạo nên sức bật cho tăng trưởng năm 2024 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư

Bên cạnh đó, xuất khẩu năm 2024 sẽ khởi sắc hơn 2023 vì lạm phát của Mỹ, các nước châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đang giảm. Đây là các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam.

Đến nay, theo công bố mới nhất thì Mỹ và các nước châu Âu đã kiểm soát được lạm phát, lãi suất sẽ hạ xuống nên xu hướng tiêu dùng sẽ phục hồi và tăng dần lên. Tình hình kinh tế thế giới, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam được dự báo sẽ khởi sắc hơn, vì thế tình hình xuất khẩu của Việt Nam cũng tốt lên trong năm nay.

Một yếu tố khác là sự hồi phục của du lịch, năm 2023 so với năm 2022 đã tăng nhưng so với trước dịch thì còn cách xa đỉnh. Do đó, dư địa tăng trưởng ngành du lịch còn rất tốt, nếu có chương trình kích thích thì mở ra nhu cầu hồi phục du lịch nội địa.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công cũng là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Các chuyên gia nhận định việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công đã được Chính phủ và các bộ ngành thúc đẩy quyết liệt. Trong năm 2023, vốn đầu tư công đã lan tỏa tích cực và năm 2024 là điểm rơi của dòng vốn này, do có độ trễ.

Cuối cùng, các chính sách quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho bất động sản trong năm qua đã tạo kỳ vọng bất động sản hồi phục, dòng tiền quay trở lại thị trường. Bất động sản là hàn thử biểu của nền kinh tế, sự phục hồi của ngành này sẽ mang lại tín hiệu tích cực cho bức tranh chung.

Tuy nhiên, để kinh tế Việt Nam “cất cánh”, các chuyên gia cho rằng cần có một chính sách dài hạn hơn, nếu đi theo lối mòn thì chỉ có ổn định trong ngắn hạn.

Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần được tiếp tục duy trì như giảm thuế, khoanh nợ, không chuyển nhóm nợ, giữ mặt bằng lãi suất thấp. Cùng với đó, Việt Nam cũng chuẩn bị, có chiến lược thu hút "đại bàng tới làm tổ" trên các lĩnh vực công nghệ, chip bán dẫn…

Việt Nam cần thực hiện nhiều giải pháp để thu hút đầu tư nước ngoài trong năm 2024 cũng như thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công phải chạm mức 85 - 90% mục tiêu đề ra.

Bên cạnh đó, cơ chế chính sách đầu tư cần được rút gọn về trình tự đầu tư. Nếu quá thận trọng đến mức tự kiềm chế sẽ khó có sự đột phá trong kích cầu tiêu dùng sản xuất, kích cầu sản xuất, xuất khẩu.

Đối với lĩnh vực xuất khẩu, cần hướng đến những thị trường mới và chiến lược như Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc thay vì chỉ tập trung vào thị trường Mỹ, châu Âu.

Nhìn vào tổng thể, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2023 chỉ đạt ở mức hơn 5%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 6,5%. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, chuyên gia này vẫn đặt trường hợp trong năm 2024, tăng trưởng GDP có thể đạt 6-6,5% hoặc xấu hơn là không đạt. Trong trường hợp có thể là không đạt mục tiêu, ông Trung cho rằng Việt Nam cũng cần một tầm nhìn dài hạn hơn cho bức tranh kinh tế, thay vì phấn đấu từng năm.

Minh An (t/h)
Ý kiến của bạn
Kết hợp VNeID với iHanoi: Bước tiến đột phá trong triển khai Đề án 06 Kết hợp VNeID với iHanoi: Bước tiến đột phá trong triển khai Đề án 06

Từ 11/11/2024, người dân có thể sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập trên ứng dụng iHanoi. Việc tích hợp VNeID lên iHanoi có thể coi là 1 bước tiến lớn khi mang lại nhiều lợi ích hơn tới người dân Thủ đô.