Đồng Nai: Chuyển từ tăng tốc sang thần tốc xét nghiệm Covid -19

Địa phương
03:03 PM 22/09/2021

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Đồng Nai vào ngày 21/9, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng cho biết, Đồng Nai phải thay đổi chiến lược xét nghiệm để hiệu quả hơn, bóc hết F0, làm khu nào là sạch khu đó. Tuy nhiên vẫn đảm bảo theo quy định của Bộ Y tế. Đồng chí Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết, công tác xét nghiệm bây giờ không còn tăng tốc nữa mà phải là thần tốc.

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, sau khi triển khai kế hoạch xét nghiệm diện rộng, Đồng Nai cơ bản đã kiểm soát được số ca mắc ở cộng đồng, tuy nhiên tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp.

Do đó, để tăng cường quyết liệt hơn nữa mục tiêu kiểm soát dịch bệnh Covid-19 và chuẩn bị cho lộ trình trở lại bình thường mới, triển khai các hoạt động kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, ngày 21/9, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành kế hoạch thần tốc xét nghiệm kiểm soát vùng nguy cơ trên địa bàn tỉnh.

Đồng Nai: Chuyển từ tăng tốc sang thần tốc xét nghiệm Covid -19 - Ảnh 1.

Để bóc hết F0, làm khu nào là sạch khu đó, tỉnh Đồng Nai thay đổi chiến lược xét nghiệm từ tăng tốc sang thần tốc

Cụ thể, từ ngày 22/9 đến ngày 29/9 sẽ thực hiện lấy mẫu cho toàn bộ người dân hiện đang cư trú, lưu trú trên địa bàn khu/ấp nguy cơ rất cao (vùng đỏ), nguy cơ cao (vùng cam) được chọn để lấy mẫu và thực hiện xét nghiệm tùy theo mức độ nguy cơ của địa bàn. Toàn bộ người dân sẽ được lấy mẫu 6 lần và thực hiện test nhanh mẫu gộp 3, cụ thể lần 1, 2, 3 lấy mẫu trong 3 ngày liên tiếp (từngày 22/9- 24/9). Lần thứ 4, 5, 6 lấy mẫu liên tiếp (từ ngày 27/9-29/9).

Trong quá trình thực hiện test nhanh gộp 3 mẫu, nếu mẫu gộp có kết quả dương tính sẽ tiến hành test nhanh từng mẫu đơn. Đối với các mẫu đơn test nhanh có kết quả dương tính, thực hiện xét nghiệm khẳng định bằng kỹ thuật RT-PCR.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch thần tốc xét nghiệm Covid-19 để kiểm soát vùng nguy cơ trên địa bàn và tổ chức triển khai thực hiện. Thành lập Bộ phận thường trực triển khai kế hoạch đặt tại UBND huyện, thành phố để trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, giám sát việc thực hiện, tiếp nhận thông tin, điều phối xe thu dung người nghi nhiễm (qua test nhanh dương tính). Thành lập Bộ phận điều hành thu dung người nghi nhiễm và công bố số điện thoại đường dây nóng để kịp thời điều phối hoạt động thu dung người nghi nhiễm.

Huy động các xe cứu thương thuộc các cơ sở y tế ngoài công lập, trưng dụng tạm thời xe ô tô, lái xe của các tổ chức từ thiện, các hãng taxi trên địa bàn phục vụ cho việc đưa người nghi nhiễm về đơn vị tiếp nhận; đưa F0 vào cơ sở cách ly theo dõi, điều trị; đưa F1 đi cách ly tập trung, đưa bệnh nhân nặng đi cấp cứu….

Tiếp tục thực hiện phương châm "bốn tại chỗ", huy động toàn bộ nguồn lực của địa phương cho công tác xét nghiệm, truy vết, cách ly… Huy động sự tham gia của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, lực lượng địa phương tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân thực hiện xét nghiệm sàng lọc Covid-19.

Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn bố trí , tổ chức các khu vực lấy mẫu, thực hiện xét nghiệm. Mỗi đội xét nghiệm đặt tại một khu dân cư tách biệt với các khu vực khác đảm bảo giãn cách trong quá trình lấy mẫu diện rộng. Điều phối số lượng người đến lấy mẫu phù hợp với địa điểm lấy mẫu, đảm bảo nguyên tắc không tập trung đông người. Thông báo kết quả xét nghiệm, trường hợp có trường hợp xét nghiệm dương tính cần khẩn trương xử lý theo đúng quy định.

Đức Duy
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.