Đồng Nai - địa phương đóng vai trò quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước

Địa phương
11:39 PM 22/10/2020

Đồng Nai được Chính phủ đánh giá là tỉnh đóng vai trò quan trọng trong liên kết Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam. Trong 10 năm qua, kinh tế ở đây tăng trưởng ổn định và cao hơn 1,5 lần so với bình quân chung của cả nước. Đồng Nai là một trong 5 tỉnh, thành phố có số thu ngân sách, xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước.

Là cửa ngõ của cả khu vực miền Nam, cận kề trung tâm kinh tế lớn nhất nước là TP.HCM, Đồng Nai có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội. Để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của mình, cùng với sự hỗ trợ từ Trung ương, nhiều năm qua Đồng Nai đã không ngừng tìm kiếm nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng kết nối, tạo động lực cho sự phối hợp, liên kết vùng.

Vùng KTTĐ phía Nam  gồm 8 tỉnh. Tuy diện tích chiếm 8% và dân số 17% của cả nước, nhưng sản xuất đạt hơn 40% GDP, giá trị kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Vùng KTTĐ phía Nam đóng góp rất lớn cho ngân sách nhà nước và thu hút hơn 50% tổng vốn đầu tư FDI của Việt Nam.

Mỗi năm, Vùng KTTĐ phía Nam luôn đạt mức tăng trưởng GRDP cao hơn bình quân chung cả nước từ 1-3%.  Kinh tế phát triển ổn định và tăng trưởng khá nên đóng góp cho ngân sách của vùng chiếm 35% tổng thu ngân sách của nhà nước. Đơn cử tốp 5 tỉnh,  thành dẫn đầu cả nước về là thu ngân sách hằng năm có TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu. Được biết,TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu là một trong những tỉnh, thành ở trong nhóm đầu của cả nước về thu ngân sách.  Các tỉnh, thành trên đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế của cả nước. Trung bình mỗi năm TP.HCM thu ngân sách nhà nước trên 330 ngàn tỷ đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu là hơn 50 ngàn tỷ đồng.

Đồng Nai đóng vị trí quan trọng trong phát triển Vùng và kinh tế của cả nước - Ảnh 1.

Đồng Nai đang đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế vùng nói riêng và cả nước nói chung (ảnh internet).

Thu nhập bình quân đầu người của các tỉnh, thành vùng KTTĐ phía Nam cũng cao hơn cả nước. Theo Bộ Kế hoạch - đầu tư, hiện thu nhập bình quân đầu người của vùng Đông Nam bộ là 5.289 USD/người, cao gấp hơn 2 lần so với bình quân của cả nước. Tại Đồng Nai đến đầu năm 2020, thu nhập bình quân đầu người đạt 5.300 USD/người. Tổng GRDP của Vùng KTTĐ phía Nam chiếm tỷ trọng hơn 45% GDP cả nước. Vùng có 8 tỉnh thành nhưng GRDP của 4 địa phương là TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu chiếm gần 88% GRDP của cả vùng. Đây cũng là khu vực có công nghiệp, dịch vụ phát triển nhất cả nước và thu hút đầu tư FDI cao hơn nhiều so với các vùng khác.

Đồng Nai được coi là cửa ngõ giao thông của Vùng KTTĐ phía Nam vì nơi tập trung hầu hết các dự án về hạ tầng giao thông lớn, khá toàn diện gồm: đường sắt, đường bộ, đường thủy với 6 tuyến quốc lộ, đường cao tốc đã đưa vào sử dụng với chiều dài gần 300km và 24 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài khoảng 500km. Tuyến đường sắt Bắc - Nam qua địa bàn Đồng Nai dài 87,5km với 8 ga. Hệ thống đường thủy có tổng chiều dài 2.642km cùng với các cảng bến phục vụ vận tải, xuất nhập khẩu hàng hóa như: cảng Long Bình, Gò Dầu, Cát Lái…

Nguồn lực dành cho hạ tầng giao thông thời gian qua trên địa bàn là rất lớn, gồm nguồn đầu tư từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh và xã hội hóa, đặc biệt là đầu tư cho giao thông đường bộ. Các tuyến đường huyết mạch quốc gia đã được nâng cấp, đưa vào sử dụng như quốc lộ 1, quốc lộ 51, quốc lộ 20, đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và một số công trình trọng điểm khác như cầu Đồng Nai, cầu Hóa An, hầm chui Tam Hiệp, đường Võ Nguyên Giáp, nút giao Vũng Tàu… đã làm cho bộ mặt hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh thay đổi nhanh chóng. Hiện một loạt các dự án đường cao tốc đang được thực hiện và chuẩn bị đầu tư như: Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, Tuyến đường Tân Vạn - Nhơn Trạch, Đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và Dầu Giây - Liên Khương… Đặc biệt là sân bay quốc tế Long Thành sẽ tạo nên hệ thống giao thông đồng bộ, hoàn chỉnh và hiện đại.

Ngoài ra, Đồng Nai cũng chú trọng phát huy những tiềm năng, thuận lợi về vị trí, về dân số và địa chất, cùng với nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cải thiện môi trường đầu tư, tích cực cải cách hành chính và luôn lắng nghe, đồng hành cùng doanh nghiệp đã giúp Đồng Nai đạt kết quả cao trong thu hút đầu tư.

Đức Duy
Ý kiến của bạn
Những lưu ý quan trọng khi di chuyển trên đường trong ngày mưa bão Những lưu ý quan trọng khi di chuyển trên đường trong ngày mưa bão

Theo các chuyên gia, khi di chuyển trên đường trong ngày mưa bão, người dân cần nhớ và tuân thủ một số lưu ý như: kiểm tra thời tiết, giảm tốc độ, giữ khoảng cách an toàn, sử dụng đèn chiếu sáng… nhằm đảm bảo an toàn, giảm thiểu rủi ro cho bản thân và những người xung quanh.