Đồng Nai: Mở cửa dần các hoạt động dịch vụ từ ngày 9/10
Sáng 7-10, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng, Phó Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, đã chủ trì cuộc họp trực tuyến của ban chỉ đạo với các địa phương, về phương án từng bước phục hồi kinh tế, ổn định đời sống nhân dân.
Tại hội nghị, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hoàng đã trình bày văn bản về việc cho phép mở lại một số loại hình hoạt động trên địa bàn tỉnh từ ngày 9/10. Theo dự thảo tỉnh sẽ cho phép mở lại các hoạt động của các cơ quan, đơn vị nhà nước, các hoạt động thể dục thể thao ngoài trời, một số hoạt động thiết yếu như sửa chữa các loại xe, máy móc, thiết bị dân dụng, công nghiệp, các cửa hàng tạp hoá, sách, thiết bị văn phòng, đồ dùng học tập, thiết bị tin học, đồ dùng điện máy, dịch vụ cắt tóc, gội đầu.
Đối với việc lưu thông người dân cũng không sử dụng giấy đi đường mà sử dụng mã QR trong ứng dụng PC-Covid. Khi tham gia giao thông và các hoạt động người dân phải tiêm ít nhất một mũi vaccine sau 14 ngày hoặc khỏi bệnh Covid-19 dưới 6 tháng, người tham gia các hoạt động phải tuân thủ các quy định như; giữ khoảng cách an toàn, không vượt quá số người quy định, các đại biểu đã thảo luận, đóng góp cho dự thảo. Trong đó văn bản nên bổ sung các quy định về công tác phòng, chống dịch như, thực hiện 5k, bên cạnh đó các ngành nghề hoạt động cần xem xét kỹ tránh thiếu sót.
Liên quan tới nội dung bỏ các chốt kiểm soát, Phó giám đốc Công an tỉnh Trần Tiến Đạt cho biết, đã đánh giá và ủng hộ phương án giải tán các chốt kiểm soát dịch bệnh "vùng xanh" tổ chức lực lượng tuần tra xử lý các vi phạm về công tác phòng, chống dịch. Đối với các chốt phong tỏa và các chốt kiểm soát trên quốc lộ, tỉnh lộ giáp ranh với các tỉnh thành lân cận vẫn phải duy trì hoạt động, kiểm soát người và phương tiện qua lại trên địa bàn tỉnh, Công an tỉnh ghi nhận các ý kiến của các địa phương và chính thức đề xuất phương án trong ngày hôm nay.
Sở Lao động thương binh xã hội cho biết, tính tới nay Sở đã phê duyệt hơn 764 tỷ đồng để hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo nghị quyết 68 của Chính phủ với số tiền đã chi trả hơn 688 tỷ đồng, đối với những trường hợp được phê duyệt để hỗ trợ nhưng đã đi về quê thì cơ quan chức năng sẽ liên hệ để chi trả qua số tài khoản của ngân hàng hoặc hỗ trợ khi người lao động quay trở lại Đồng Nai.
Về dự thảo mở lại một số hoạt động, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hồ Thanh Sơn đề nghị bộ phận tham mưu cần soạn thảo kỹ, chặt chẽ các nội dung để khi ban hành người dân thực hiện tốt, đảm bảo các quy định phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Kết luận tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng đề nghị ngành Y tế và các địa phương tập trung đẩy mạnh tiêm vaccine, thực hiện nghiêm lệnh phong tỏa các khu vực có xuất hiện F0 trên phạm vi hẹp nhất có thể, Sở Y tế nghiên cứu và sớm đề xuất kế hoạch cho TP. Biên Hòa cách ly F1, F0 không triệu chứng tại nhà. Đối với công tác an sinh xã hội các địa phương cần phải theo dõi các phản ánh của người dân trên tổng đài 1022 để giải quyết kịp thời hỗ trợ người dân, không để tồn đọng. Chỉ trong một thời gian ngắn nữa, tỉnh sẽ trở lại trạng thái "bình thường mới" nên cần cố gắng hỗ trợ người dân bởi càng về sau người dân càng khó khăn. Bên cạnh đó, các địa phương phải phối hợp với Công an tỉnh và các lực lượng liên quan rà soát, xử lý nghiêm những trường hợp lợi dụng để hưởng lợi từ chính sách, lập giấy tờ khống để hưởng chế độ theo Nghị quyết 68 không đúng quy định, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các địa phương góp ý cho văn bản về việc cho phép mở lại các loại hình hoạt động, UBND tỉnh sẽ tiếp thu và hoàn thiện văn bản để ban hành trong thời gian sớm nhất, trong đó sẽ bổ sung thêm các ngành nghề cho phép hoạt động.
Huỳnh MạnhThành phố thông minh là một trong những xu thế phát triển chủ đạo của các đô thị trên thế giới cũng như trong khu vực. Việt Nam là một trong những quốc gia đón đầu xu hướng này, và đang có nhiều chuyển biến tích cực cả về chính sách, môi trường đầu tư lẫn việc nghiên cứu, triển khai và ứng dụng thực tế tại các tỉnh, thành.