Đồng Nai: Tập trung phát triển nông nghiệp bền vững
Với mục tiêu tập trung thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, chú trọng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, thị trường, nhất là xây dựng thương hiệu sản phẩm tỉnh, vùng, quốc gia... Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai đã ban hành chương trình công tác năm 2023 với các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể.
Với mục tiêu tập trung thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, chú trọng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, thị trường, nhất là xây dựng thương hiệu sản phẩm tỉnh, vùng, quốc gia. Nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản.
Đẩy mạnh liên kết sản xuất phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với chuyển đổi số, công nghiệp chế biến, bảo quản và thị trường tiêu thụ; tăng cường công tác xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; phát triển du lịch sinh thái, du lịch môi trường rừng, nông lâm kết hợp để phát huy tiềm năng lợi thế của tỉnh. Nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập, môi trường sống cho người dân ở khu vực nông thôn, bảo vệ môi trường, sinh thái.
Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai đã có những mục tiêu cụ thể trong năm 2023, về chỉ tiêu về kinh tế, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 3 - 3,5%. Trong đó: trồng trọt tăng 2 - 2,2%; chăn nuôi tăng 4,5 - 5%; thủy sản tăng 4,5 - 4,7%; lâm nghiệp tăng 2,7 - 2,9%; GRDP nông lâm thủy sản tăng 2,8 - 3,2%; Giá trị sản xuất trên ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 146 triệu đồng/ha/năm; Sản lượng thịt hơi các loại 677.710 tấn; sản lượng thủy sản 76.000 tấn; sản lượng lương thực có hạt 606.000 tấn; sản lượng gỗ rừng trồng khai thác 540.000 m3; thu dịch vụ môi trường rừng đạt 42,424 tỷ đồng; thu Quỹ phòng chống thiên tai đạt 50 tỷ đồng.
Phấn đấu có thêm 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 6 xã nông thôn mới kiểu mẫu, 2 huyện hoàn thành nông thôn mới nâng cao, vượt chỉ tiêu theo nghị quyết được Tỉnh ủy giao (theo Nghị quyết có 8 xã NTM mới nâng cao; 4 xã NTM kiểu mẫu; 1 huyện hoàn thành NTM nâng cao).
Thành lập mới 10 HTXNN, 50 Câu lạc bộ - Tổ hợp tác; 31 dự án/kế hoạch liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông sản được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; ít nhất 37 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên.
Đối với chỉ tiêu về xã hội, phải giữ vững tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh: 100%. Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước theo quy chuẩn ≥ 83,5 %. Trong đó từ công trình cấp nước 48,16% (từ Công trình cấp nước tập trung 21,87%, công trình cấp nước đô thị 26,29%). Và về Chỉ tiêu môi trường, tỷ lệ che phủ cây xanh 52%. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 28,3%...
Để đạt được các mục tiêu trên, Sở NN&PTNT yêu cầu các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở theo chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung tham mưu thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, giá trị gia tăng cao trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm sản, lâm nghiệp và phát triển chế biến nông sản.
Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới toàn diện trên tất cả các mặt, theo hướng ổn định và bền vững. Triển khai thực hiện hiệu quả 6 chương trình chuyên đề trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, phù hợp điều kiện tình hình thực tế của tỉnh: Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng NTM; Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP); Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM; Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh; Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới.
Đôn đốc, chỉ đạo các địa phương tập trung chỉnh trang nông thôn, tạo cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, nâng cao hiệu quả tổ tự quản về môi trường trong các khu dân cư... Phát triển hạ tầng, nâng cao năng lực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; bảo vệ và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và triển khai hiệu quả cơ chế, chính sách phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực; Phát triển mạnh khoa học, công nghệ và khuyến nông; Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản; Phát triển thị trường, thúc đẩy tiêu thụ nông sản; Công tác quản lý giống cây trồng, chất lượng vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý ngành.
H.DLượng hàng tồn kho bất động sản có dấu hiệu tăng tạo không ít gánh nặng cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh yếu hoặc dùng đòn bẩy tài chính cao.