Đông Nam Bộ là vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước

Địa phương
11:00 AM 06/05/2023

Trong 6 vùng, Đông Nam Bộ là vùng có thu nhập bình quân 1 người/tháng năm 2022 cao nhất (6,33 triệu đồng). Vùng có thu nhập bình quân 1 người/tháng thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc (3,17 triệu đồng).

Tổng cục Thống kê vừa công bố kết quả Khảo sát mức sống dân cư năm 2022, mục tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê trong việc đánh giá thực trạng đời sống của dân cư; đo lường nghèo và phân hóa giàu nghèo trong cộng đồng dân cư.

Đông Nam Bộ là vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước - Ảnh 1.

Đông Nam Bộ là vùng có thu nhập bình quân 1 người/tháng năm 2022 cao nhất (6,33 triệu đồng). Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Theo đó, thu nhập bình quân 1 người/tháng năm 2022 theo giá hiện hành đạt 4,67 triệu đồng, tăng 11,1 điểm phần trăm so với năm 2021. Năm 2022 là năm đánh dấu sự khôi phục về kinh tế và tình hình đời sống dân cư.

Sau 2 năm, 2019 và 2020, thu nhập bình quân đầu người giảm liên tiếp do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, thu nhập bình quân 1 người/tháng năm 2022 quay trở lại xu hướng tăng như các năm từ 2019 trở về trước.

Trong 6 vùng, Đông Nam Bộ là vùng có thu nhập bình quân 1 người/tháng năm 2022 cao nhất (6,33 triệu đồng). Vùng có thu nhập bình quân 1 người/tháng thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc (3,17 triệu đồng).

Cơ cấu thu nhập đang chuyển dịch theo hướng ngày càng tiến bộ hơn. Tỷ trọng các khoản thu từ hoạt động tự làm nông, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng ngày càng giảm, từ 20,1% năm 2010 xuống 10,8% năm 2021 và còn 10,1% năm 2022.

Năm 2022 chi tiêu bình quân đầu người một tháng xấp xỉ 2,8 triệu đồng, giảm 3,3 điểm phần trăm so với 2020. Có thể thấy dưới tác động của dịch COVID-19 các hộ gia đình có xu hướng thắt chặt chi tiêu, đặc biệt là các hộ sống ở khu vực thành thị.

Tỷ lệ đi học đúng tuổi các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông lần lượt là 95,8%, 90,5% và 77,2%. Năm 2022 chi giáo dục, đào tạo bình quân 1 năm của 1 người đi học là 7 triệu đồng; giảm khoảng 70 nghìn đồng so với năm 2020. Chi giáo dục, đào tạo chủ yếu giảm ở hai khoản là chi cho học thêm và chi giáo dục khác. 

Tỷ lệ người có khám chữa bệnh trong 12 tháng là 27,7%, giảm 9,2 điểm phần trăm so với năm 2020. Dịch COVID-19 có lẽ gây tâm lý lo ngại việc phải đi khám chữa bệnh trong người dân. Có 89,2% người có thẻ bảo hiểm y tế hay sổ/thẻ/giấy khám chữa bệnh miễn phí, không có sự khác biệt về tiếp cận thẻ bảo hiểm y tế hay sổ/thẻ/giấy khám chữa bệnh miễn phí giữa khu vực, vùng, mức sống và giới tính.

Trong giai đoạn 2012-2022, chất lượng nguồn nước sinh hoạt của hộ gia đình không ngừng được nâng cao. Tỷ lệ hộ có nguồn nước hợp vệ sinh năm 2022 là 98,3%, tăng 0,9 điểm phần trăm so với 2020.

Đặc biệt, kết quả khảo sát cho thấy giai đoạn 2012-2022, chất lượng nhà ở của các hộ gia đình nước ta được nâng cao rõ rệt. Năm 2022, diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 27,2m2, tăng 1,9m2 so với năm 2020 và tăng 9,3m2 so với năm 2012. 

Theo chuẩn nghèo mới, toàn quốc có 4,3% hộ nghèo đa chiều. Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước (12,1%). Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng là 2 vùng có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất cả nước (tương ứng 0,7% và 0,9%).

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2022 tình hình kinh tế - xã hội nước ta vẫn chịu ảnh hưởng dịch COVID-19 và bắt đầu phục hồi vào 6 tháng cuối năm. Người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu do ảnh hưởng của nhiều yếu tố.

Nam Dương (T/h)
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.