Dòng tiền Margin đang được sử dụng như thế nào?
Theo chia sẻ từ các chuyên gia, mức tăng mạnh mẽ của dư nợ không hẳn bắt nguồn từ nhu cầu đòn bẩy của nhà đầu tư cá nhân. Nhiều khả năng, dòng vốn này chủ yếu phục vụ cho hoạt động vay deal của các cổ đông lớn và lãnh đạo doanh nghiệp, trong bối cảnh kênh tín dụng ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp đang gặp không ít trở ngại.
![Dòng tiền Margin đang được sử dụng như thế nào?- Ảnh 1. Dòng tiền Margin đang được sử dụng như thế nào?- Ảnh 1.](https://dntt.mediacdn.vn/197608888129458176/2025/2/10/dang-10-2-17391516595301044485017.png)
So với việc thế chấp tài sản để vay ngân hàng hay phát hành trái phiếu, sử dụng cổ phiếu làm tài sản thế chấp lại dễ dàng hơn rất nhiều.
Phần lớn sự gia tăng dư nợ hiện nay đến từ các tổ chức trên thị trường, trong khi nhu cầu vay margin từ nhà đầu tư cá nhân chỉ chiếm một phần nhỏ. Đây có thể là nguyên nhân khiến thanh khoản thị trường không song hành với đà tăng của dư nợ margin.
Theo thống kê, đến cuối năm 2024, dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán (CTCK) ước tính vào khoảng 245,000 tỷ đồng (~10 tỷ USD), tăng 13,000 tỷ so với cuối quý III trước đó và là mức cao kỷ lục từ trước đến nay. Trong đó, dư nợ margin ước khoảng 240.000 tỷ đồng, tăng 17,000 tỷ so với cuối quý III và cũng là con số cao nhất trong lịch sử chứng khoán Việt Nam.
Dư nợ cho vay ký quỹ tăng không tương đồng với thanh khoản thị trường, cho thấy mức tăng này có thể không đến từ đòn bẩy của nhà đầu tư cá nhân, mà từ cho vay ký quỹ theo thỏa thuận. SSI dự báo, năm 2025, dư nợ cho vay ký quỹ có thể tiếp tục tăng dựa trên giải pháp mới hỗ trợ thanh toán cho nhà đầu tư nước ngoài hay nhà đầu tư cá nhân trong nước quay lại thị trường.
Thanh khoản thị trường bị thu hẹp, cộng với các đợt tăng vốn dồn dập và áp lực cạnh tranh khốc liệt từ chính sách cho vay margin, đã khiến dư nợ ngành chứng khoán trong quý vừa qua ghi nhận sự phân hóa rõ nét.
Bức tranh này càng trở nên đa dạng hơn khi các công ty chứng khoán lớn điều chỉnh khẩu vị rủi ro và chiến lược cho vay. Một số tập trung vào khách hàng lớn, bao gồm các doanh nghiệp và các thương vụ tài chính (deal), trong khi những công ty khác lại chọn ưu tiên đẩy mạnh hoạt động bán lẻ.
Dư nợ cho vay margin sẽ tiếp tục gia tăng trong năm 2025
Dù trải qua tháng 1/2025 với những diễn biến chưa khả quan, nhưng nhiều công ty chứng khoán vẫn dự báo năm 2025 là giai đoạn bứt phá của thị trường. Đa số đơn vị kỳ vọng chỉ số VnIndex sẽ kết thúc năm 2025 trong khoảng 1,400-1,450 điểm.
Từ bối cảnh trên, các chuyên gia dự báo, việc tăng vốn đáng kể trong năm 2024 và kế hoạch năm 2025 tiếp tục hỗ trợ doanh thu mảng cho vay ký quỹ. Cụ thể, với tỷ lệ margin/vốn chủ sở hữu hiện nay và quy định "công ty chứng khoán không được cho vay ký quỹ vượt quá hai lần vốn chủ sở hữu tại cùng thời điểm". Như vậy, xét về mặt tổng thể toàn thị trường, dư địa cho vay còn rất nhiều.
Trong xu hướng phục hồi, các công ty chứng khoán có liên kết với ngân hàng tư nhân sẽ có thể tăng dư nợ margin nhanh hơn các công ty cùng ngành, nhờ việc bơm vốn cao hơn trong giai đoạn 2024-2025. Ngược lại, các công ty chứng khoán có vốn nước ngoài sẽ đối mặt với tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận hạn chế do lãi suất cho vay ký quỹ thấp hơn, thiếu lợi thế quy mô và nền khách hàng khiêm tốn.
Bên cạnh đó, dư nợ cho vay margin và lợi suất cho vay được sẽ gia tăng trong năm 2025, do thanh khoản toàn thị trường và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ được cải thiện nửa cuối năm.
Cụ thể các chuyên gia kỳ vọng giá trị giao dịch bình quân bình quân năm 2025 ước khoảng 25.000 tỉ đồng/phiên tăng 20% so với năm 2024, nhờ các yếu tố như: hệ thống KRX được dự kiến vận hành trong năm 2025; chỉ số VnIndex dao động quanh vùng 1,400-1,450 điểm; TTCK Việt Nam được nâng hạng từ cận biên lên mới; lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết toàn thị trường ước tăng 18%.
Quay trở lại với cơ hội đầu tư, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings (HNX: PGT) là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.
Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.
Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
![Ngành Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng 12%](https://dntt.mediacdn.vn/zoom/452_283/197608888129458176/2025/2/9/xnk-hau-17391091175451890238-0-0-400-640-crop-17391091279931087158413.jpg)
Để đạt được mục tiêu xuất khẩu tăng trưởng 12%, các ngành hàng xuất khẩu phải tăng tốc ngay từ đầu năm, tận dụng mọi cơ hội thị trường để có đơn hàng, duy trì sản xuất liên tục.