Dòng tiền vẫn đổ đều đặn và có xu hướng tăng vào “Thị trường rủi ro”
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 14/11/2022, VN-Index giảm 13,49 điểm (1,41%) về 941,04 điểm, HNX-Index giảm 6,36 điểm (3,35%) xuống 183,45 điểm, UPCoM-Index giảm 1,82 điểm (2,65%) còn 66,81 điểm.
Toàn sàn có 24 mã tăng trần, 135 mã tăng giá, 758 mã đứng giá, 453 mã giảm giá và 246 mã giảm sàn.
Số liệu thống kê cho thấy, trong tháng 9, mảng infrastructure (cơ sở hạ tầng) và web3 đang thu hút dòng tiền từ các quỹ đầu tư trong thị trường crypto toàn cầu, lần lượt với 874 triệu USD và 359 triệu USD tiền đầu tư. Trong ngày 10/10/2022, Tổng vốn hoá toàn thị trường tăng 0,4% lên 943 tỷ USD.
Cũng theo thống kê trong 6 tháng đầu năm 2022, đã có 1.120 thương vụ gọi vốn được công bố, với hơn 28,8 tỷ USD tổng giá trị các khoản đầu tư vào thị trường tiền điện tử Crypto (tiền kỹ thuật số) trên toàn cầu. Số lượng các thương vụ tăng gấp đôi so với cùng kỳ 2021 (615 thương vụ) và giá trị các vòng gọi vốn gấp gần 3 lần (nửa đầu 2021 là 11 tỷ USD). Tổng số tiền được gọi vốn và số thương vụ trong 6 tháng đầu năm 2022 cao hơn khoảng 30% so với nửa cuối năm 2021.
Theo nhận định của một số chuyên gia, có thể thấy, ngay cả trong lúc thị trường diễn biến xấu, các quỹ đầu tư mạo hiểm vẫn tiếp tục tìm được những dự án tiềm năng.
Dòng tiền đổ vào các dự án WEB3 và BLOCKCHAIN
Nhóm Gaming với khoảng 84 dự án gọi vốn thành công với tổng số tiền gần 600 triệu USD. Theo các chuyên gia, trong bối cảnh thị trường đã tồn tại những dự án Gaming nổi bật như Axie Infinity hoặc The Sandbox từng có vốn hóa vài tỷ tới chục tỷ USD, việc trong tương lai xuất hiện một hay nhiều dự án gaming có mức vốn hóa tương tự là điều có thể xảy ra.
Với nhóm Metaverse, có khoảng 15 dự án gọi vốn thành công với tổng giá trị khoảng 200 triệu USD. Xu hướng Metaverse nổi lên từ cuối năm 2021 và những dự án thuộc mảng này vẫn tiếp tục gọi vốn thành công.
Cùng với Web3, nhiều dự án Blockchain trong nhóm Infrastructure được các quỹ đầu tư mạnh. Nhóm này có hơn 70 vòng gọi vốn thành công với tổng số tiền gần 1,7 tỷ USD. Trung bình mỗi dự án gọi được 23 triệu USD.
Nhóm Infrastructure có nhiều thương vụ "khủng" và được các quỹ tích cực đầu tư, bởi đây là nhóm tạo nền móng cho thị trường Crypto với các dự án Blockchain nền tảng. Ngay cả trong thời điểm thị trường diễn biến phức tạp vẫn có 13 dự án Blockchain gọi vốn thành công trong quý 3/2022, với tổng trị giá gần 900 triệu USD.
Trong quý 3, có khoảng 53 dự án nhóm DeFi gọi vốn thành công với tổng giá trị gọi vốn khoảng 580 triệu USD. Tính trung bình, mỗi dự án gọi được khoảng 11 triệu USD. Nếu so sánh với nhóm Web3 hoặc Infrastructure, có thể thấy dòng tiền do các quỹ đầu tư vào nhóm DeFi ngày càng ít. Nhóm NFT có khoảng 45 dự án gọi vốn thành công, với tổng số tiền hơn 500 triệu USD.
Thị trường tiền mã hóa năm 2022 đang trong xu hướng giảm, nhưng dữ liệu gọi vốn đang cho thấy những tín hiệu tích cực cho sự phát triển về dài hạn. Các chuyên gia nhận định khi thị trường đang downtrend sẽ ảnh hưởng lớn tới các quỹ đầu tư phải xem xét lại hệ thống danh mục đầu tư, phải chắt chiu, lựa chọn dự án.
Chia sẻ về cơ hội thu hút đầu tư vào các dự án công nghệ mới chuyên gia cho rằng khi một công nghệ mới như Blockchain ra đời sẽ thu hút lượng vốn đầu tư rất lớn. Do đó, những dự án startup trong lĩnh vực này ở Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự sôi động của thị trường.
Việt Nam đang ở top 10 các quốc gia có mức độ chấp nhận, quan tâm, hiểu và nói về Blockchain. Về mặt công nghệ, kỹ thuật và sản phẩm, Việt Nam được đánh giá là điểm sáng, đang ở mức 20-30 nước trên thế giới có sản phẩm giải pháp được biết đến.
Nguồn tiền đầu tư vào những công nghệ mới là rất lớn. Các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên thế giới cũng đầu tư cả tỷ USD cho các công nghệ này. Chuyên gia khẳng định lần đầu tiên Việt Nam có cơ hội đi ngang hàng để thu hút những dòng tiền đầu tư đó.
Còn theo đại diện một quỹ khởi nghiệp, Blockchain là một trong những ngành đang hút dòng vốn mạnh nhất hiện nay. Việt Nam hoàn toàn có thể nằm trong top 10 trên thị trường và là một trong những cái nôi sản sinh ra những dự án sản phẩm Blockchain tốt nhất thế giới. Tỷ lệ vốn rót vào các startup lĩnh vực Blockchain có thể chiếm 1/3 tổng số vốn đầu tư vào startup ở thị trường Việt Nam.
Xây dựng khung pháp lý cho lĩnh vực blockchain
Không phủ nhận những ưu điểm của blockchain khi ứng dụng vào trong lĩnh vực tài chính hay chứng khoán. Việc thành lập Hiệp hội Blockchain Việt Nam vào giữa tháng 5/2022 vừa qua hứa hẹn sẽ mang lại nhiều thúc đẩy tích cực cho công nghệ này tại Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện việc ứng dụng công nghệ này vào thị trường tài chính hay chứng khoán sẽ còn nhiều hạn chế do bị ràng buộc về nhiều mặt, nhất là về tiêu chuẩn chung và quy định pháp luật. Tại Việt Nam, blockchain vẫn còn đang ở những bước đi đầu tiên, vừa làm vừa nghiên cứu và vẫn còn nhiều hạn chế về mô hình, dữ liệu, chuyên môn.
Do đó, thời gian tới Việt Nam cần tăng cường các hoạt động nghiên cứu và thử nghiệm cũng như ứng dụng blockchain trong lĩnh vực tài chính nói chung và trong lĩnh vực chứng khoán nói riêng, đồng thời đưa ra các mô hình thử nghiệm (sandbox) cụ thể, tập trung vào các ứng dụng khả thi nhất như: Hỗ trợ xử lý xác thực sau giao dịch; hỗ trợ công bố, trao đổi thông tin; quản lý cổ đông, quyền sở hữu; biểu quyết; mua/bán cổ phiếu quỹ, chứng chỉ quỹ.
Ngoài ra, hành lang pháp lý rõ ràng và hiệu quả cũng là cơ sở để các tổ chức, doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư nghiên cứu và triển khai ứng dụng công nghệ blockchain vào thực tế bài toán của doanh nghiệp và xã hội.
Về phía các tổ chức, doanh nghiệp cũng cần có sự đầu tư đúng mức về nhân lực và vốn để có thể áp dụng hiệu quả công nghệ blockchain trong mỗi tổ chức. Tổ chức liên minh giữa các tổ chức, đối tác trong và ngoài nước, để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm giúp gia tăng sức mạnh tập thể, tiết kiệm thời gian và chi phí. Các diễn đàn, hội thảo, tọa đàm cần tập trung trao đổi nhiều hơn về việc ứng dụng blockchain trong lĩnh vực chứng khoán với hàm lượng kiến thức cao hơn, bên cạnh các diễn đàn đang khá sôi động tại Việt Nam như Metaverse hay GameFi.
Quay trở lại vs PGT Holdings (HNX: PGT), doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động.
Bên cạnh đó, trong tháng 10 vừa qua dự án công nghệ mà PGT Holdings đang bắt đầu triển khai. PGT Holdings đang từng bước bổ sung; hoàn thiện vào chuỗi giá trị chiến lược đầu tư, từng bước phát triển hệ sinh thái của doanh nghiệp.
Ngày 5/11/2022 tại TP. Hồ Chí Minh, CTCP PGT Holdings đã chính thức có buổi lễ ký kết hợp tác chiến lược đối với Liên Đoàn Quần Vợt TP. HCM.
Với mong muốn tạo động lực cho các vận động viên quần vợt tiềm năng tham gia thi đấu tranh tài trong và ngoài nước, đặc biệt là giải ITF U 18 quốc tế. Qua đó PGT Holdings mong muốn tiếp sức cho các vận động viên sau khoảng thời gian dài bị ảnh hưởng rèn luyện, thi đấu do dịch Covid-19. Từ đó, giúp người hâm mộ thể thao có thể tiếp tục thưởng thức các trận đấu đỉnh cao, nâng cao tinh thần rèn luyện thể thao và gắn bó tình đoàn kết Việt Nam - Nhật bản ngày càng sâu đậm.
Thông qua buổi lễ ký kết, đã đánh dấu một cột mốc mở đầu cho sự hợp tác và phát triển lâu dài của hai bên. Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng vô cùng hân hạnh khi Liên Đoàn Quần Vợt TP. HCM đã lựa chọn CTCP PGT Holdings là người bạn đồng hành trong thời gian sắp tới.
Khép lại phiên giao dịch ngày 14/11/2022, mã PGT đóng cửa với mức giá 2,900 VNĐ.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Đại hội Sales và Marketing toàn quốc VSMCamp và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing CSMOSummit năm 2024 đã khép lại sau hai ngày tổ chức với gần 50 bài tham luận và phiên tham luận lớn nhỏ. Sự kiện tiếp tục ghi dấu một mùa thành công khi đã thu hút gần 1000 lượt người tham dự, cùng hàng trăm tin tức được đăng tải trên các phương tiện truyền thông.