Dòng vốn khủng sắp đổ về vùng biên Móng Cái

Với lợi thế "mặt tiền" cửa khẩu, cảng biển... không khó nhận thấy trong thời gian gần đây, Móng Cái đang lột xác về mọi mặt khi nhiều “sếu đầu đàn” là các doanh nghiệp đến đầu tư, phát triển dự án.

    Thành phố Móng Cái trở thành điểm đến của nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn

    Với vị trí địa kinh tế quan trọng, tiếp giáp biên giới với Trung Quốc, thành phố Móng Cái trở thành điểm trung chuyển kinh tế, cầu nối giao thương và trung tâm du lịch, dịch vụ của tỉnh Quảng Ninh và cả vùng Đông Bắc Bắc Bộ.

    Đây là địa phương có vai trò cầu nối trong khu vực hợp tác “Hai hành lang một vành đai kinh tế Việt - Trung”, hợp tác liên vùng Vịnh Bắc bộ, hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore; cầu nối quan trọng của hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc… Trong năm 2019, tổng kim ngạch hàng hóa XNK trên địa bàn Móng Cái đạt mức 4,5 tỷ USD.

    Ngoài ra, Móng Cái còn được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng, là 1 trong 4 trung tâm du lịch trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh. Năm 2018, thành phố này đã đón 14 triệu lượt khách, trong đó có trên 5,7 triệu lượt khách quốc tế.

    Với những lợi thế rõ ràng đó, thành phố biển giáp biên giới Việt-Trung này đang trở thành điểm đến thu hút sự quan tâm của hàng loạt doanh nghiệp bất động sản. Theo thông tin DĐDN có được thì UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đã cho phép về mặt chủ trương để thành phố Móng Cái mời 5 tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam được nghiên cứu, lập quy hoạch đầu tư vào đây.

    Trong đó, Tập đoàn Vingroup đề xuất nghiên cứu đầu tư 3 dự án lớn gồm: Dự án Tổ hợp trung tâm Thương mại liền kề (Shophouse) tại khu 3, phường Trần Phú; Dự án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 khu vực 2 bên đường dẫn cầu bắc Luân II, diện tích khoảng 150ha và dự án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu phức hợp đô thị công nghiệp dịch vụ và logistic phía Đông cầu Bắc Luân III tại phường Hải Hòa.

    Tập đoàn FLC đề xuất nghiên cứu đầu tư 4 dự án gồm: Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Ninh Dương tại phường Ninh Dương, Hải Yên, quy mô trên 486 ha; 2 Dự án quần thể du lịch nghỉ dưỡng cao cấp FLC Trà Cổ 1 và 2, quy mô trên 1.497 ha và Dự án vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái FAM, tại xã Hải Đông, Hải Tiến và phường Hải Yên, diện tích 537,6 ha.

    Tập đoàn Sungroup với Dự án lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu đô thị kết nối cầu Bắc Luân I và cầu Bắc Luân II, tại phường Hải Hòa, diện tích khoảng 70 ha. 

    Các dự án bất động sản vùng biên đang thu hút sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư 
    (Ảnh: Dự án Khu đô thị Promexco Móng Cái)

    Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển đô thị TDH ECOLAND đề xuất ranh giới nghiên cứu quy hoạch và dự án đầu tư các khu đô thị gồm: Khu A5.1 và một phần A5.3 trong quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái thuộc xã Hải Xuân; Vùng phụ cận khu A5.1 và một phần khu A5.3; Khu trung tâm đô thị tích hợp (C1) và Khu đô thị mới (C2), thuộc Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái, tại xã Hải Đông, tổng diện tích do công ty đề xuất lên đến 2.990 ha.

    Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T với 2 dự án là Dự án Khu đô thi mới và Dự án khu phức hợp, thương mại – dịch vụ, du lịch đều nằm trên địa bàn phường Hải Hòa với quy mô trên 625 ha.

    Đồng thời, thành phố Móng cái Cũng đang đẩy mạnh triển khai 5 dự án lớn, trọng điểm gồm: Dự án cải tạo, nâng cấp đường xuyên đảo xã Vĩnh Thực, Vĩnh Trung; Dự án Phát triển các đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) lần thứ 2; Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18C (đoàn từ xã Hải Sơn đến Pò Hèn); Dự án xây dựng cầu thông thủy, tại km6 650 đường tỉnh lộ 335 và Dự án kết nối đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái đến Cảng Vạn Ninh (Vạn Gia).

    Một nhà đầu tư lâu năm trên địa bàn tiết lộ, dịch COVID-19 bùng phát từ đầu năm 2020 gây gián đoạn chuỗi cung ứng tại Trung Quốc khiến các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn tới kế hoạch mở rộng, đặt chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất ở Việt Nam.

    Lý do bởi Việt Nam luôn là điểm đến hấp dẫn với các doanh nghiệp nước ngoài với lực lượng lao động trẻ và có tính cơ động cao hơn các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, chi phí lao động thấp. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng - cảng biển, hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ, hệ thống kho bãi - tương đối tốt, tình hình chính trị ổn định và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới cũng là điểm cộng cho Việt Nam.

    “Nhiều doanh nghiệp đang có kế hoạch khảo sát mở rộng đầu tư các khu công nghiệp tại Việt Nam trong đó có Móng Cái” – vị này cho biết.

    Ông Viên Đình Mười – Tổng Giám đốc Sàn giao dịch Bất động sản Sacoland cho rằng, việc các doanh nghiệp với tiềm lực mạnh, tăng cường hiện diện tại các dự án bất động sản vùng giáp biên là một tín hiệu rất tốt cho thị trường bất động sản nơi đây.

    Theo ông Mười, hiện phân khúc bất động sản nhà ở trên địa bàn Móng Cái chỉ đếm trên đầu ngón tay như: Dự án Khu đô thị Promexco của Công ty CP Sản xuất Bao bì và Hàng xuất khẩu Promexco; dự án Khu đô thị - Biệt thự - Nhà vườn Hải Yến Villas do Công ty TNHH Hải Phú Ngọc đầu tư; dự án KaLong Riverside City do Công ty cổ phần hợp tác thương mại ASEAN đầu tư; dự án Tổ hợp thương mại Vincom Plaza Móng Cái của Tập đoàn Vingroup...

    Ý kiến của bạn
    Hà Nội đứng đầu cả nước về thu ngân sách Hà Nội đứng đầu cả nước về thu ngân sách

    Thông tin tại hội nghị 21 Ban chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội ngày 21/1, Giám đốc Sở Tài chính cho biết, tổng thu ngân sách của Hà Nội năm 2024 đạt mức 511.928 tỷ đồng, trở thành địa phương có số thu ngân sách cao nhất cả nước.