Dự án Điện gió ngoài khơi Vĩnh Phong -Trang trại điện gió lớn ngoài khơi Việt Nam
Dự án Điện gió ngoài khơi Vĩnh Phong được coi là ước vọng lớn để xây dựng trang trại điện gió ngoài khơi đầu tiên tại Việt Nam với công suất 1.000 MW. Công trình được xây dựng tại tỉnh Bình Thuận sẽ hứa hẹn mang lại nhiều tiềm năng lớn trong tương lai.
Thực hiện bởi các nhà đầu tư đầy kinh nghiệm
Nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế về điện gió tại Việt Nam, mới đây, Liên danh hai nhà đầu tư Zarubezhneft JSC (Liên bang Nga) và DEME Concessions Wind NV (Bỉ) cùng các công ty thành viên của mình là Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro và Công ty DEME Offshore đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển Dự án điện gió ngoài khơi Vĩnh Phong tại tỉnh Bình Thuận. Các đối tác của Liên danh đặt mục tiêu đạt được Ngày Vận hành Thương mại (COD) cho Giai đoạn đầu công suất 600 MW vào năm 2026 và giai đoạn hai công suất 400 MW dự kiến sẽ đưa vào vận hành thương mại vào năm 2030.
Điện gió ngoài khơi là lĩnh vực đầy hứa hẹn và hấp dẫn lớn đối với cả nhà đầu tư Việt Nam và quốc tế. Để thực hiện thành công các dự án điện gió ngoài khơi có quy mô lớn, là vấn đề còn mới mẻ đối với Việt Nam, đòi hỏi các nhà đầu tư và các nhà phát triển phải tuân thủ nhiều tiêu chí nghiêm ngặt. Những tiêu chí này gồm các thành tựu đã được chứng minh về kinh nghiệm xây dựng ngoài khơi, chuyên môn kỹ thuật và cơ sở vật chất để thực hiện các dự án hàng hải có quy mô lớn, kiến thức về tuabin / nền móng mới nhất và các công nghệ khác, các chuyên gia có tay nghề cao, tình hình tài chính vững chắc và các thành tích trong việc đầu tư các dự án ngoài khơi quy mô lớn.
Dự án Điện gió ngoài khơi Vĩnh Phong là dự án điện gió đầu tiên tại Việt Nam
Tổ hợp Liên danh Vĩnh Phong là hiện thân của tất cả các yếu tố cần thiết để thực hiện thành công dự án điện gió ngoài khơi Vĩnh Phong, dự án có thể hỗ trợ Việt Nam khi đất nước bắt tay vào hành trình phát triển lĩnh vực công nghiệp mới này phù hợp với Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia (QHĐ8). Dự án có thể được hưởng lợi từ sự hiện diện của các đối tác địa phương có tiềm lực và đáng tin cậy, đồng thời các đối tác cũng sẽ tìm cách tạo ra và mở rộng chuỗi cung ứng địa phương.
Theo ông S.I. Kudryashov – Tổng giám đốc Công ty CP Zarubezhneft nhấn mạnh: "Sự hỗ trợ của Nhà nước từ Chính phủ Liên bang Nga, cùng với kinh nghiệm của Công ty CP Zarubezhneft tại Việt Nam, khả năng tham gia độc quyền của Liên doanh Vietsovpetro và DEME Offshore, cũng như kinh nghiệm, năng lực kỹ thuật và đội tàu tiên tiến của DEME, chắc chắn sẽ mang lại cho Dự án Điện gió Ngoài khơi Vĩnh Phong những triển vọng tốt nhất để thực hiện thành công và hiệu quả".
Được biết, Công ty Cổ phần Zarubezhneft là một doanh nghiệp nhà nước, đã và đang thực hiện thành công nhiều dự án ngoài khơi trong lĩnh vực dầu khí tại Việt Nam từ năm 1981 và có bề dày kinh nghiệm thực hiện các dự án dầu khí quốc tế trên toàn thế giới. Đơn vị sản xuất chính của Công ty tại Việt Nam là Liên doanh Vietsovpetro, trong đó Zarubezhneft sở hữu 49% cổ phần và Petrovietnam sở hữu 51% còn lại. Hiện tại, Liên doanh sở hữu một trong những cơ sở hạ tầng ven biển tốt nhất ở Đông Nam Á để xây dựng và lắp đặt các giàn khoan ngoài khơi.
Còn Tập đoàn DEME, với hơn 140 năm kinh nghiệm trong ngành kỹ thuật hàng hải và dịch vụ ngoài khơi, là nhà thầu thi công hàng đầu các trang điện gió trên thế giới. Cụ thể, công ty con là DEME Offshore đã lắp đặt hơn 75 trang trại điện gió ngoài khơi chiếm 30% tổng số móng ngoài khơi và 40% tổng số tuabin gió trên toàn thế giới. Công ty DEME Concessions Wind thành lập vào năm 2014 là một công ty con của Tập đoàn DEME là người kết nối các nhóm đầu tư phát triển điện gió ngoài khơi. DEME Concessions Wind là một cổ đông tích cực trong danh mục đầu tư đa dạng của các dự án gió ngoài khơi Châu Âu với công suất hơn 1,5 GW, từ các dự án đang trong giai đoạn phát triển đến các dự án giai đoạn vận hành.
Hứa hẹn nhiều tiềm năng lớn
Dự án Vĩnh Phong dự kiến thu hút 72,900 tỷ đồng đầu tư, đóng 10,000 tỷ đồng thuế và tạo ra 2,500 việc làm có trình độ cao, trong đó có 1,800 việc làm cho giai đoạn xây dựng, 200 việc làm cho giai đoạn vận hành và 500 việc làm cho giai đoạn kết thúc và di dời dự án.
Dự án Điện gió ngoài khơi Vĩnh Phong với công suất 1.000 MW, sẽ hứa hẹn mang lại nhiều tiềm năng trong tương lai
Hiện nay, tỉnh Bình Thuận quan tâm lớn đến việc triển khai Dự án Điện Gió Ngoài khơi Vĩnh Phong của Công ty Zarubezhneft và Tập đoàn DEME, đồng thời đã hỗ trợ Liên danh Dự án Vĩnh Phong trong việc phân bổ vị trí cho dự án và hỗ trợ các thủ tục đăng ký dự án ở cấp tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã gửi các công văn đề xuất đến các cơ quan chức năng của Chính phủ để có được độc quyền phát triển dự án cho Công ty Zarubezhneft và Tập đoàn DEME. Bao gồm việc tiến hành đo gió, và yêu cầu xem xét khả năng đưa dự án vào Quy hoạch điện VIII. Bộ trưởng Bộ Năng lượng Liên bang Nga cũng đã gửi thư tới Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam đề nghị được hỗ trợ để dự án sớm được triển khai.
Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, Bộ Công Thương đã đưa Dự án Điện gió Ngoài khơi Vĩnh Phong vào dự thảo Quy hoạch điện VIII để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt lần cuối.
Ông Alain Bernard – Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Deme Concessions Wind NV ( thuộc Tập đoàn DEME) cho biết: "Các thành viên của Liên danh Dự án Vinh Phong cùng với đông đảo các chuyên gia Việt Nam và quốc tế tin tưởng sâu sắc rằng Dự án Điện gió Ngoài khơi Vĩnh Phong nên được xem xét là dự án trang trại điện gió ưu tiên trong Quy hoạch điện VIII và đây có thể là dự án điện gió ngoài khơi được hoàn thành đầu tiên ở Việt Nam.
Tin rằng,với quy mô tối ưu của Dự án Vĩnh Phong, cùng với sự triển khai linh hoạt trong hai giai đoạn 600 MW và 400 MW, đồng thời được hỗ trợ bởi các nhà đầu tư nước ngoài đáng tin cậy và giàu kinh nghiệm, có đủ năng lực tài chính, chuyên môn công nghệ và kinh nghiệm xây dựng cần thiết, cũng như sự tham gia của hai nhà đầu tư có kinh nghiệm và trình độ cao: Nhà thầu có nền tảng vững chắc trong lĩnh vực ngoài khơi Vietsovpetro và nhà thầu điện gió ngoài khơi hàng đầu DEME Offshore, Dự án Điện gió ngoài khơi Vĩnh Phong sẽ là sự khởi đầu mạnh mẽ của toàn bộ ngành năng lượng ngoài khơi mới ở Việt Nam.
Trương HưngCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.