Dự báo 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế cuối năm

Đầu tư và Tiếp thị
07:15 AM 09/10/2023

Kết phiên giao dịch ngày 6/10, VN-Index tăng 14,65 điểm (1,32%) lên 1128,54 điểm. Sàn HOSE có 372 mã tăng (10 mã tăng trần) và 118 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 609 triệu đơn vị, giá trị 13,035 tỷ đồng, tăng nhẹ hơn 2% về khối lượng nhưng giảm 1,85% về giá trị so với phiên hôm (5/10). Khối ngoại giao dịch mua ròng gần 140 tỷ đồng trên HOSE

Trên sàn Hà Nội, HNX-Index tăng 2,45 điểm (1,07%) lên 230,45 điểm. Sàn HNX có 109 mã tăng và 52 mã giảm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 71,44 triệu đơn vị, giá trị đạt xấp xỉ 1,320 tỷ đồng.

UPCoM-Index tăng 0,41 điểm (0,47%) lên 87,2 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 43,59 triệu đơn vị, giá trị 498,45 tỷ đồng.

photo-1696781382939

Kinh tế Việt Nam 9 tháng của năm 2023

Trong 9 tháng đầu năm, kinh tế thế giới tiếp tục xu hướng phục hồi chậm khi các khó khăn, thách thức lớn vẫn hiện hữu; lạm phát tuy đã giảm đáng kể song còn cao khiến nhiều nước vẫn tiếp tục chính sách tiền tệ thắt chặt, neo lãi suất ở mức cao nhằm tiếp tục kiểm soát lạm phát.

Những điểm sáng của kinh tế thế giới bao gồm: (i) lĩnh vực dịch vụ tăng khá và trở thành động lực tăng trưởng chính của nhiều nước; (ii) kinh tế Mỹ không suy thoái như những lo ngại hồi đầu năm mà vẫn đạt mức tăng trưởng dương (1,1% năm 2023 theo WB); (iii) lạm phát hạ nhiệt rõ rệt (dù vẫn ở mức cao so với mục tiêu của hầu hết các nước); (iv) giá năng lượng biến động nhưng ổn định hơn so với năm trước, giá hàng hoá cơ bản ổn định; (v) thị trường tài chính quốc tế dần ổn định (dù xảy ra một số vụ phá sản một số ngân hàng tại Mỹ và Thụy Sỹ,…).

Tuy nhiên, kinh tế thế giới còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức : (i) tác động tiêu cực từ xung đột kéo dài, khó lường tại Ukraina; (ii) lạm phát, lãi suất dù giảm nhưng vẫn còn cao và có thể kéo dài hơn dự kiến, gia tăng áp lực trả nợ của hộ gia định, DN và Chính phủ, trong khi mức nợ tăng cao trong 3 năm qua…; (iii) Rủi ro tài chính, tiền tệ (bao gồm cả rủi ro vỡ nợ ở một số quốc gia kém phát triển) còn ở mức cao; (iv) kinh tế EU và Trung Quốc phục hồi chậm hơn dự kiến, thậm chí đối mặt với nguy cơ tăng trưởng thấp trong trung hạn; (v) biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan tác động xấu tới các hoạt động kinh tế - xã hội, cản trở đà phục hồi kinh tế…v.v.

Về triển vọng, các tổ chức quốc tế dự báo kinh tế toàn cầu năm 2023 sẽ tăng trưởng 2,1% (theo WB, 6/2023), 3% (IMF, 7/2023) hay 3% (theo OECD, 9/2023), thấp hơn khoảng 0,1 đến 1 điểm % so với năm 2022; trước khi phục hồi, tăng trưởng cao hơn (khoảng 2,4-2,7% năm 2024). Trong khi đó, lạm phát (CPI) bình quân toàn cầu được dự báo giảm từ 7,6% năm 2022 về khoảng 5,5% năm 2023 và 3,7% năm 2024 (WB, 6/2023), vẫn còn cao hơn nhiều so với mục tiêu của nhiều nước (khoảng 2%). Thương mại quốc tế dự báo tăng khoảng 1,6-2% năm 2023. Đầu tư toàn cầu năm 2023 dự báo tiếp tục giảm nhẹ (-4%), sau khi đã giảm 12% năm 2022.

Dự báo 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế cuối năm

Đánh giá tình hình kinh tế-xã hội quý III và chín tháng năm 2023, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận định, kinh tế vĩ mô tháng 9 và chín tháng cơ bản ổn định và tiếp tục duy trì chuyển biến tích cực.

Nền kinh tế dần lấy lại đà tăng trưởng, quý sau tăng nhanh hơn quý trước, tháng sau tích cực hơn tháng trước; ứng phó, thích ứng hiệu quả hơn với khó khăn, thách thức, bối cảnh, tình hình mới của thế giới và trong nước; tiếp tục đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện các mục tiêu, chủ trương, chính sách phát triển đất nước cả trong ngắn hạn, trung và dài hạn.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cho biết khó khăn, thách thức đặt ra còn lớn, phụ thuộc nhiều vào xu hướng, bối cảnh chung toàn cầu nên tình hình khó có thể chuyển biến nhanh trong ngắn hạn; tạo rủi ro, sức ép lên điều hành tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, tỷ giá, các cân đối lớn về ngân sách nhà nước, đầu tư, tiêu dùng, an sinh xã hội...

Trên cơ sở kết quả chín tháng và dự báo bối cảnh, tình hình thế giới, trong nước thời gian tới còn gặp nhiều khó khăn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cập nhật kịch bản tăng trưởng quý IV và cả năm 2023 với mức tăng trưởng cả năm từ 5%-6%.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, các kịch bản đặt ra đều rất khó khăn, thách thức, yêu cầu sự chủ động, nỗ lực, quyết tâm cao của các cấp, ngành, địa phương triển khai các giải pháp, chính sách thúc đẩy mạnh tăng trưởng, phát huy hiệu quả mọi nguồn lực, tranh thủ tối đa thời cơ, cơ hội từ cả bên ngoài và bên trong nền kinh tế để phấn đấu đạt kết quả tăng trưởng cao nhất trong quý IV, đặc biệt là tạo đà cho năm 2024 và các năm tiếp theo.

Tăng trưởng quý IV phụ thuộc nhiều vào tốc độ phục hồi sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo; sự gia tăng nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu lớn, chủ lực của Việt Nam, hoạt động du lịch, tiêu dùng trong nước trong dịp cuối năm và cận kề Tết Nguyên đán 2024, là cơ sở để xuất khẩu, thị trường trong nước tăng trưởng nhanh hơn.

Nền kinh tế đối mặt nhiều khó khăn, thách thức

Theo Tổng cục Thống kê, điểm tích cực của tình hình kinh tế Việt Nam chín tháng qua là tăng trưởng kinh tế quý III đã được cải thiện đáng kể và xu thế phục hồi cũng trở nên rõ nét hơn.

Hoạt động sản xuất công nghiệp đang dần được phục hồi, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam đã quay trở lại mức trên 50 trong tháng 8/2023 sau năm tháng giảm liên tiếp (dưới 50).

Theo nhận định của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo, 67,6% doanh nghiệp đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh quý III so với quý II tốt hơn và 76,3% doanh nghiệp đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh quý IV so với quý III sẽ tốt hơn.

Ngành dịch vụ đang từng bước phục hồi với điểm sáng là hoạt động du lịch phát triển cao điểm kể từ cuối tháng 4/2023 đã kích thích cầu tiêu dùng gia tăng; từ đó lan tỏa mạnh tới sản xuất của nhóm ngành dịch vụ khác như: vận tải, lưu trú ăn uống, lữ hành, hoạt động nghệ thuật, vui chơi giải trí... là yếu tố tích cực trong tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh các yếu tố thuận lợi, Tổng cục Thống kê cũng nhận diện những khó khăn, thách thức có thể kìm hãm tăng trưởng những tháng cuối năm.

Theo bà Nguyễn Thị Mai Hạnh, Vụ trưởng Hệ thống tài khoản quốc gia, nền kinh tế phải đối mặt với tình trạng sản xuất công nghiệp tuy có chuyển biến tích cực nhưng còn chậm, chưa phục hồi hoàn toàn.

Hoạt động xuất, nhập khẩu có khả năng chưa thể tăng do tác động tiêu cực từ khó khăn của kinh tế thế giới. Nhiều doanh nghiệp chưa thoát khỏi khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn do cơ hội phát triển thị trường, đơn hàng sụt giảm; chi phí đầu vào cho sản xuất, xuất khẩu vẫn cao và có xu hướng gia tăng…

Đầu tư nước ngoài vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi các nhà đầu tư chưa mở rộng quy mô đầu tư vào các dự án đang hoạt động ở Việt Nam.

Về giải pháp thúc đẩy tăng trưởng trong những tháng cuối năm, Tổng cục Thống kê kiến nghị Chính phủ tiếp tục giữ ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, tạo niềm tin cho người đầu tư; phát huy hiệu quả các chính sách tài khóa (hỗ trợ doanh nghiệp và người dân như: giãn, hoãn, giảm thuế…); chính sách tiền tệ (cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất, phí dịch vụ, các gói tín dụng ưu đãi) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng; chính sách thúc đẩy đầu tư công, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các thị trường đất đai, bất động sản, xây dựng, du lịch, vốn….

Đồng thời, sử dụng hiệu quả quỹ bình ổn xăng dầu nhằm ổn định sản xuất, kích thích tiêu dùng của người dân. Song song với giảm thuế, hoãn thuế, cần giảm các loại phí và hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm những thị trường mới; tận dụng tốt các FTA (Hiệp định thương mại tự do) đã ký kết; đẩy mạnh đàm phán, ký kết thêm các hiệp định mới; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng cho doanh nghiệp.

Để thúc đẩy tăng trưởng, các bộ, ngành, địa phương cần đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, ưu tiên các dự án sắp hoàn thành; sớm đưa vào sử dụng các dự án có quy mô, có tiềm năng nhằm duy trì và mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Khuyến khích các phương thức đầu tư, mô hình kinh doanh mới, xanh, ít phát thải, có sự tham gia của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đầu tư tư nhân, nhất là phát huy hiệu quả mô hình hợp tác công-tư vào đầu tư cơ sở hạ tầng…

Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.

PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.

Khép lại phiên giao dịch ngày 6/10/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,200 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: ‏https://pgt-holdings.com/

‏Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS‏‏‏

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn