Dự báo kim ngạchh xuất khẩu ngành dệt may năm 2023 đạt 45 - 47 tỷ USD

Xuất nhập khẩu
02:25 PM 10/02/2023

Bất chấp khó khăn từ các thị trường trọng điểm, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) dự báo xuất khẩu ngành dệt may năm 2023 có thể đạt 45 - 47 tỷ USD nếu doanh nghiệp giữ chân lao động tốt, bắt nhịp nhanh hơn khi thị trường phục hồi trở lại vào quý II tới đây.

Nhiều đơn hàng dệt may chuyển sang Việt Nam 

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), các doanh nghiệp trong ngành trải qua năm 2022 với nhiều biến động nhưng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam ước đạt 44 tỷ USD, tăng 8,8% so với năm 2021.

Dự báo xuất khẩu ngành dệt may năm 2023 đạt 45-47 tỷ USD

Dự báo xuất khẩu ngành dệt may năm 2023 đạt 45-47 tỷ USD. Ảnh: Thời báo Tài chính Việt Nam

Từ kết quả này, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) dự báo xuất khẩu ngành dệt may năm 2023 có thể đạt 45 - 47 tỷ USD (tăng 7 - 11% so với cùng kỳ).

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, các hiệp định thương mại đang là động lực thúc đẩy chuyển dịch đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam, giúp doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng. Đơn cử như trước đây, doanh nghiệp nội địa cung cấp sản phẩm cho các nước đạo Hồi với tỷ trọng nhỏ, nhưng đến nay, doanh nghiệp đang cung cấp hàng cho thị trường này rất lớn, họ chuyển dịch một phần đơn hàng từ các nước Banglades, Myanma sang.

Ngoài ra, dệt may Việt Nam đã và đang thúc đẩy giảm nhập khẩu, tăng nội địa hóa nguyên phụ liệu trong nước. Chính điều đó là giải pháp để doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên phụ liệu sản xuất.

Theo thống kê sơ bộ, hiện dệt may đã nội địa hóa được khoảng 49%. Trong 2 năm tới, dự kiến con số này sẽ được nâng lên mức 51 - 55%.

Bên cạnh đó, một trong những động lực quan trọng để các nhãn hàng tìm đến thị trường Việt Nam còn bởi các chương trình phát triển bền vững, xanh hóa, quản trị số và kinh tế tuần hoàn. Đây là giải pháp để thúc đẩy, giữ ổn định và phát triển tại Việt Nam; đặc biệt là sự khuyến khích doanh nghiệp dệt may phát triển bán hàng theo thiết kế, sáng tạo, giảm thiểu làm hàng gia công cho đối tác.

Thách thức "bủa vây" ngành dệt may

Theo đanh giá của các chuyên gia, mục tiêu 45 - 47 tỷ USD của ngành dệt may khá thách thức do phân ngành sợi đã bắt đầu ghi nhận mức lỗ trong quý IV/2022 và Vinatex cũng dự báo đơn hàng may mặc sẽ giảm 25% so với cùng kỳ trong năm 2023.

Ngành dệt may sẽ đối mặt nhiều khó khăn, thách thức trong năm 2023. Ảnh: TH&PL

Ngành dệt may sẽ đối mặt nhiều khó khăn, thách thức trong năm 2023. Ảnh: TH&PL

Chi tiêu cho các mặt hàng không thiết yếu và tiêu dùng nói chung được dự báo cũng sẽ giảm đi, doanh thu bán lẻ được thúc đẩy chủ yếu bởi các chương trình khuyến mãi và giảm giá. Theo đó, tỷ suất lợi nhuận gộp của toàn bộ chuỗi giá trị sẽ chịu áp lực, trong đó các nhà sản xuất sợi và hàng may mặc trong nước dễ bị tổn thương nhất do giá bán trung bình thấp hơn.

Không chỉ vậy, năm 2023 ngành dệt may Việt Nam phụ thuộc nhiều vào chi phí đầu vào, giá nhân công lao động và suy thoái kinh tế. Đáng lưu ý, suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay đẩy nhu cầu suy giảm trên cả thị trường trong nước lẫn các nước nhập khẩu lớn: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,…

Ngoài ra, trong bối cảnh tỷ giá leo thang, đồng tiền ở một số nước nhập khẩu đơn hàng lớn có xu thế mất giá cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu ngành dệt may tại Việt Nam.

Hơn nữa, những cú sốc về chuỗi cung ứng làm giá nguyên nhiên vật liệu tăng cao, theo đó giá thành sản xuất hàng hoá ở mức cao, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước.

Do đó, Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, bên cạnh việc chăm sóc tốt các thị trường truyền thống, các doanh nghiệp cũng phải tích cực đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực quản trị, đặc biệt quản trị chất lượng và quản trị giao hàng, quản lý tốt các chi phí của mình và kiểm soát tốt dòng tiền

Với nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết và có hiệu lực, nếu khai thác tốt sẽ là thế mạnh trong thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tích cực sẽ là động lực tạo thêm năng lực sản xuất mới cho xuất khẩu.

Cùng với các định hướng trên, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và Chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại nhằm giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả và tốc độ của hoạt động xúc tiến thương mại trong thời gian tới.

Minh An (t/h)
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.