Dự báo M&A trong giai đoạn 2021 - 2022, xu hướng tái cấu trúc của các doanh nghiệp
Với những diễn biến phức tạp trong suốt 2 năm trở lại đây, đại dịch COVID-19 đã và đang thách thức khả năng chống chọi của các quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng không nhỏ tới chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến nhiều hoạt động kinh tế bị ngưng trệ và kìm nén
Nhưng kèm theo đó cũng có không ít cơ hội để các doanh nghiệp có thể tận dụng triệt để và tạo nên sự bứt phá ngoạn mục.
Theo các chuyên gia, thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam trong cuối năm 2021 – 2022 sẽ có những biến chuyển mạnh mẽ. Trong đó, các lĩnh vực truyền thống như: tài chính, bất động sản, hàng tiêu dùng… sẽ hồi phục trở lại và bắt đầu tăng trưởng mạnh; các lĩnh vực mới như: công nghệ - viễn thông, hạ tầng, năng lượng sạch.v.v. sẽ tăng tốc nhanh chóng.
Năm 2021, cả số lượng và giá trị giao dịch các thương vụ M&A tại Việt Nam đều suy giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh covid -19. Tuy nhiên, theo dự báo của Viện Nghiên cứu đầu tư và mua bán sáp nhập (CMAC), thị trường M&A Việt Nam sẽ hồi phục theo mô hình chữ V trong giai đoạn 2021 – 2022. Tổng giá trị ước đạt 4,5 – 5 tỷ USD vào năm 2021 và trở lại mức 7 tỷ USD vào cuối năm 2022.
Lĩnh vực Tài chính - ngân hàng sẽ tiếp tục đứng đầu bảng trong nhóm ngành truyền thống. Các thương vụ M&A đình đám (trong năm 2020) như KEB Hana Bank và BIDV trị giá 878 triệu USD, Sumitomo Life bỏ 173 triệu USD mua cổ phần của Bảo Việt, Aozora Bank bỏ hơn 137 triệu USD nâng tỷ lệ sở hữu lên 15% tại OCB, MB phát hành riêng lẻ hơn 64,3 triệu cổ phiếu cho 8 nhà đầu tư nước ngoài…
Bàn về lĩnh vực M&A, công ty cổ phần PGT Holdings (Mã chứng khoán trên sàn HNX: PGT) là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Việt Nam, Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt là M&A.
Đứng trước tình hình dịch bệnh phức tạp, phát triển bền vững là chiến lược mà PGT hướng tới. Đó là hướng đi tích cực mà bất kỳ doanh nghiệp ở quy mô nào đều muốn hướng đến. Thực tế cho thấy, lợi ích của phát triển bền vững đối với doanh nghiệp phải kể đến về thương hiệu, hiệu quả khai thác tác nguyên, giảm thiểu chi phí, và các vấn đề môi trường xã hội.
Tại PGT Holdings, giá trị phát triển bền vững được khắc sâu trong mục tiêu cốt lõi của công ty là góp phần tạo nên 1 xã hội sáng tạo, bằng cách mua bán và sáp nhập, dịch vụ nhân sự, dịch vụ tài chính như một phần của mô hình kinh doanh với tính hợp lý kinh tế triệt để. Bằng cách này, PGT sẽ đóng góp để đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và vươn mình vượt qua đại dịch.
PGT sẽ đóng góp để đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs)
Bước tiếp những kế hoạch của năm 2021, sang quý 1 năm 2022, doanh nghiệp PGT Holdings tiếp tục triển khai những dự án đã ấp ủ, một trong những dự án đó là cung ứng nguồn lao động chất lượng cao.
Ngoài ra, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi để đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.
Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
PVTheo các chuyên gia, để duy trì và phát huy vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam cần áp dụng các chính sách đồng bộ hỗ trợ doanh nghiệp nội địa kết nối với doanh nghiệp FDI, đặc biệt là nâng cấp năng lực doanh nghiệp để đáp ứng các yêu cầu của chuỗi cung ứng toàn cầu.