Dự báo tỷ giá còn nhiều "ẩn số" trong năm 2025
Kết phiên 31/12, phiên giao dịch cuối cùng của năm 2024 khép lại, VN Index giảm 5,24 điểm (0,51%) xuống còn 1266,78 điểm. HNX Index giảm 0,71 điểm (0,31%) xuống 227,43 điểm. UPCoM Index tăng 0,05 điểm (0,05%) lên 95,06 điểm. Toàn sàn có 31 mã tăng trần, 346 mã tăng giá, 838 mã đứng giá, 376 mã giảm giá và 20 mã giảm sàn.
Tỷ giá năm 2025 được dự đoán sẽ là một biến số mà chúng ta cần phải theo dõi, đặc biệt ngay trong quý I tới. Bởi vì tỷ giá tại Việt Nam thường có một khung thay đổi trong năm và nếu tỷ giá thay đổi quá lớn sẽ tác động đến yếu tố rất quan trọng là lạm phát.
Biến số nào cho năm 2025?
Bước sang năm 2025, tỷ giá VND/USD được dự báo sẽ đối mặt với nhiều áp lực. Tăng trưởng toàn cầu dự báo chỉ đạt 2,8%, thấp hơn mức 3% của năm trước, do lạm phát vẫn ở mức cao tại nhiều nền kinh tế lớn và các căng thẳng thương mại, đặc biệt là xung đột Nga - Ukraina và các chính sách bảo hộ.
Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng tác động đến nền kinh tế toàn cầu là xu hướng giảm lãi suất từ các ngân hàng trung ương lớn, như Fed, nhằm kích thích tăng trưởng khi lạm phát được kiểm soát. Điều này sẽ kéo theo xu hướng giảm lãi suất toàn cầu, ảnh hưởng đến cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển, bao gồm cả Việt Nam.
"Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì đà phục hồi mạnh mẽ trong năm 2025. GDP dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 6,8-7%, nhờ vào các yếu tố hỗ trợ như sản xuất công nghiệp, xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục triển khai các chính sách thúc đẩy đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ"
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với các rủi ro từ biến động tỷ giá và sự thay đổi trong chiến lược thương mại của các nền kinh tế lớn, đặc biệt là các chính sách bảo hộ của Mỹ dưới sự lãnh đạo của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Chính sách bảo hộ của chính quyền ông Trump có thể làm gia tăng các rào cản thương mại và ảnh hưởng đến xuất khẩu và dòng vốn FDI vào Việt Nam.
Theo các chuyên gia, "Tỷ giá VND/USD có khả năng tăng mạnh sẽ tác động đáng kể đến chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Nếu tỷ giá tăng cao, áp lực lạm phát tại Việt Nam cũng sẽ gia tăng. Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước có thể cần xoay trục chính sách tiền tệ bao gồm việc tăng lãi suất, cùng với các chính sách khác để giảm áp lực và kiểm soát lạm phát. Sự xoay trục này có thể là một bước đi cần thiết để ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh biến động toàn cầu"
Trong báo cáo mới đây, Ngân hàng UOB dự báo tỷ giá USD/VND có thể đạt mức cao kỷ lục 26,200 vào quý III/2025. Cụ thể, tỷ giá USD/VND được kỳ vọng sẽ ở mức 25,800 trong quý I, tăng lên 26,000 vào quý II, đạt đỉnh 26.200 vào quý III và giảm nhẹ về mức 26,000 vào quý IV/2025.
Thêm vào đó, Ngân hàng Standard Chartered trong báo cáo mới nhất đã đưa ra dự báo rằng đồng USD sẽ suy yếu trong nửa đầu năm 2025 trước khi phục hồi mạnh mẽ vào cuối năm. Standard Chartered cũng cảnh báo rằng từ quý II/2025 trở đi, các chính sách của cựu Tổng thống Donald Trump có thể gây áp lực lớn lên tỷ giá, buộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải nâng lãi suất điều hành.
Theo các chuyên gia, việc chênh lệch lãi suất được xem như một yếu tố góp phần gây bất ổn tỷ giá do hiện tượng dòng vốn bị rút ra khỏi thị trường. Vì vậy nhà điều hành cần theo dõi sát sao chênh lệch lãi suất giữa VND và USD để có giải pháp can thiệp kịp thời.
Doanh nghiệp phải chủ động trước những dự báo áp lực tỷ giá năm 2025
Việc duy trì ổn định lãi suất liên ngân hàng và kiểm soát tốt thanh khoản thị trường đã góp phần củng cố niềm tin của nhà đầu tư và DN. Tuy nhiên, với nguồn dự trữ ngoại hối còn hạn chế và những biến động từ thị trường tài chính quốc tế, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện các chính sách linh hoạt nhiều kịch bản ứng phó với diễn biến tỷ giá.
Khi tỷ giá biến động mạnh, không chỉ các DN nhập khẩu hoặc vay nợ bằng USD nhiều sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực khi phải chịu chi phí tăng thêm mà cả các DN xuất khẩu cũng không được hưởng nhiều lợi ích, do phần lớn máy móc thiết bị và nguyên vật liệu sản xuất phục vụ xuất khẩu đều phải nhập khẩu.
Các chuyên gia khuyến nghị DN cần liên tục theo dõi những biến động tỷ giá để có thể lựa chọn thị trường xuất khẩu, nhập khẩu và đa dạng hóa, lựa chọn đồng tiền thanh toán có lợi, giảm dần việc chỉ sử dụng đồng USD. Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, DN có thể lựa chọn những ngân hàng có khả năng tài trợ thương mại, sử dụng những công cụ tài chính phái sinh như mua bán ngoại tệ có kỳ hạn, các hợp đồng hoán đổi (SWAP)...
Quay trở lại với cơ hội đầu tư, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings (HNX: PGT) là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT Holdings sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn tới PGT Holdings tiếp tục phát huy điểm sáng bức tranh kinh doanh trong năm 2024 của doanh nghiệp đó là sự kiện "Stock Investment Tour"/ xúc tiến thương mại 'Việt Nam - Điểm đến đầu tư đầy tiềm năng". Với tầm nhìn trở thành doanh nghiệp M&A phát triển bền vững, PGT Holdings đã không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty, đặc biệt dành góp phần xúc tiến thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản. Khẳng định năng lực của PGT Holdings trong vai trò của một đơn vị cố vấn, kêu gọi nhà đầu tư và đồng hành cùng các doanh nghiệp uy tín của Nhật Bản, kết nối họ với các nhà đầu tư chuyên nghiệp vào thị trường Việt Nam.
Khép lại phiên giao dịch ngày 31/12/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 6,900 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Tại Tọa đàm “Kinh tế vĩ mô Việt Nam nhìn lại 2024 và triển vọng 2025” ngày 3/1, các chuyên gia cho rằng nền kinh tế Việt Nam trong năm 2024 đã có sức bật mạnh mẽ. Năm 2025, sẽ vượt qua thách thức toàn cầu, triển vọng về một nền kinh tế vững mạnh và bền vững trong tương lai.