Dư địa để tăng trưởng tín dụng đang diễn biến ra sao?
Kết thúc phiên giao dịch 9/7, VN-Index tăng 15,86 điểm (1,12%), lên mức 1431,32 điểm; HNX-Index tăng 0,95 điểm (0,4%), lên mức 238,63 điểm. Thị trường với sắc xanh áp đảo khi bên mua có 465 mã tăng và bên bán có 287 mã giảm.
Thanh khoản thị trường với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 1,43 tỷ cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 33,5 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 158 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 2,6 ngàn tỷ đồng.

Những tháng đầu năm 2025, kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, chịu tác động bởi nhiều yếu tố: Từ các chính sách thuế quan thay đổi nhanh chóng, đến căng thẳng địa chính trị gia tăng. Trước bối cảnh đó, NHNN luôn theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính, tiền tệ trong nước và quốc tế để xây dựng các kịch bản điều hành phù hợp; điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác góp phần ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
NHNN điều hành nghiệp vụ thị trường mở linh hoạt, chủ động, phù hợp với diễn biến thị trường tiền tệ và mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.
Theo thống kê, tính đến ngày 30/6, tín dụng toàn nền kinh tế đã đạt trên 17,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,9% so với cuối năm ngoái, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và sản xuất kinh doanh. Nếu tính theo số tuyệt đối, chỉ sau nửa năm, đã có gần 1,55 triệu tỷ đồng dư nợ tín dụng được bơm ra nền kinh tế, tương đương gần 260,000 tỷ đồng/tháng.
So với cùng kỳ năm 2024, tín dụng năm nay đã tăng 19,32%, mức cao nhất kể từ năm 2023 đến nay – cho thấy khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế đang phục hồi rõ rệt, đặc biệt ở các lĩnh vực ưu tiên như sản xuất, kinh doanh, công nghiệp chế biến – chế tạo, xuất khẩu và nông nghiệp công nghệ cao.
Theo các chuyên gia, những tháng còn lại của năm nhận định kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều bất định. Đơn cử, mới đây, Mỹ đã công bố mức thuế 25-40% đối với 14 quốc gia, hiệu lực từ ngày 1/8, đồng thời cảnh báo sẽ tăng thuế nếu như các quốc gia này trả đũa. Bên cạnh đó, lạm phát đã giảm về gần mục tiêu, song vẫn tiềm ẩn nguy cơ tăng trở lại...
Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ điều hành tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, đồng thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, ưu tiên lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực trọng điểm và động lực tăng trưởng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng; kiểm soát chặt tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục triển khai đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2021-2025, đẩy mạnh xử lý nợ xấu và tăng cường biện pháp phòng ngừa phát sinh nợ xấu mới.
Các chuyên gia nhận định, sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và tài khóa là điều kiện tiên quyết để đạt mục tiêu tăng trưởng cao mà không làm tổn hại đến ổn định vĩ mô.
"Chính sách tiền tệ không thể đơn độc thực hiện nhiệm vụ ổn định và phát triển. Phải có sự phối hợp từ chính sách tài khóa, đặc biệt là đẩy mạnh đầu tư công, hỗ trợ sản xuất hàng hóa, cải thiện hạ tầng và tạo niềm tin."
Để duy trì đà tăng trưởng cao, các chính sách vĩ mô cần được tái cân bằng, chuyển từ mở rộng đơn lẻ sang phối hợp chiến lược giữa tài khóa và tiền tệ. Điều này không chỉ giúp hiện thực hóa mục tiêu GDP 8%, mà còn đảm bảo nền tảng ổn định cho trung – dài hạn, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
TS. Nguyễn Trí Hiếu khuyến nghị, năm 2025, nếu không phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ một cách nhịp nhàng, mục tiêu tăng trưởng 8% khó có thể đạt được và mức tăng trưởng tín dụng 16% có thể trở thành thách thức, làm gia tăng rủi ro tỷ giá, lạm phát và mất cân đối vĩ mô. Ngược lại, nếu có sự đồng thuận, chia sẻ và phối hợp hiệu quả, đây có thể là năm bản lề tạo dựng đà phát triển mới cho cả nền kinh tế.
Quay trở lại với cơ hội đầu tư, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings (HNX: PGT) là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Với mục tiêu trở thành một doanh nghiệp bền vững, PGT Holdings luôn đánh giá cao tầm quan trọng của ESG (Environmental, Social, and Governance) trong quá trình chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp giúp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, tăng thị phần, doanh thu và khả năng giữ chân khách hàng lẫn đối tác. Việc phát triển sản phẩm xanh là nghĩa vụ môi trường của doanh nghiệp đồng thời là cơ hội "vàng" để doanh nghiệp tăng cường tính nhận dạng thương hiệu.
Tại PGT Holdings, phát triển bền vững được khắc sâu trong cốt lõi của công ty là tạo ra xã hội sáng tạo, bằng cách mua bán và sáp nhập, dịch vụ nhân sự, dịch vụ tài chính như một phần của mô hình kinh doanh với tính hợp lý kinh tế triệt để.

Bằng cách này, PGT sẽ đóng góp để đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Dưới đây là những thành tích của công ty:
SDGs 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi.
SDGs 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.
SDGs 5. Đạt được bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.
SDGs 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.
SDGs 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.
SDGs 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội.
SDGs 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.
SDGs 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.
Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.
Với mục tiêu trở thành một doanh nghiệp bền vững, PGT HOLDINGS luôn đánh giá cao tầm quan trọng của quá trình chuyển đổi xanh, sử dụng năng lượng tái tạo trong doanh nghiệp, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, tăng thị phần, doanh thu và khả năng giữ chân khách hàng lẫn đối tác. Việc phát triển sản phẩm xanh là nghĩa vụ môi trường của doanh nghiệp đồng thời là cơ hội "vàng" để doanh nghiệp tăng cường tính nhận dạng thương hiệu.
Khép lại phiên giao dịch ngày 9/7/2025, mã PGT đóng cửa với mức giá 9,400 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

Ngành Du lịch Việt Nam đã và đang triển khai nhiều giải pháp, tăng tốc phát triển du lịch từ đầu năm, hướng đến mục tiêu đạt doanh thu triệu tỷ đồng.