Dư địa giảm lãi suất đang như thế nào?
Kết thúc phiên giao dịch ngày 18/10, VN-Index giảm 18,25 điểm (1,63%), xuống còn 1103,40 điểm; HNX-Index giảm 2,92 điểm (1,27%), xuống còn 227,11 điểm. Thị trường nghiêng hẳn về bên bán với 684 mã giảm và 155 mã tăng.
Khối lượng giao dịch của VN-Index đạt hơn 1,04 tỷ cổ phiếu, tương đương giá trị đạt trên mức 21,8 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt 130 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị 2,6 ngàn tỷ đồng.
Các chuyên gia cho rằng hiện dư địa chính sách tiền tệ đã "cạn" và khả năng Ngân hàng Nhà nước giảm thêm lãi suất điều hành là không còn. Bởi khi Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất điều hành sẽ không hỗ trợ nhiều cho tăng trưởng mà lại gây căng thẳng về tỷ giá.
Kỳ vọng tín dụng sẽ tăng tốc
Trên thực tế, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng có tăng nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2022. Theo các chuyên gia, nguyên nhân đến từ nền kinh tế gặp khó, tác động của nước ngoài và doanh nghiệp trong nước.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết hồi đầu năm 2023, Ngân hàng Nhà nước tính toán mức giảm lãi suất cho vay khoảng 1% trong năm nay đã là tích cực nhưng với những thông điệp mạnh mẽ đưa ra từ Chính phủ, sau 9 tháng nhìn lại chính sách tiền tệ đã được nới lỏng. Hiện nay, lãi suất bình quân đối với những khoản cho vay ngắn hạn là 5,5%-7%/năm; cho vay trung, dài hạn từ 8,5%-10%/năm (với các khoản cho vay mới), giảm từ 1%-2%.
"Lãi suất của những khoản dư nợ trước đây chưa đến kỳ trả nợ và trả lãi thì có độ trễ. Do huy động của các ngân hàng thương mại trước đây ở mức rất cao, thậm chí từ 10%-12%, nên độ trễ theo tính toán khoảng từ 9-12%," Phó Thống đốc cho biết.
Có thể thấy là tăng trưởng tín dụng của năm nay gặp rất nhiều khó khăn nhưng cùng với các hiệu ứng "điểm rơi" chính sách tiền tệ, cộng hưởng nhu cầu xuất khẩu phục hồi, tiêu dùng nội địa tăng nhờ các chính sách hỗ trợ thuế VAT, phí và giảm phí... tạo cơ hội cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, có nhu cầu vay vốn cao hơn.
Vì vậy, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước kỳ vọng từ nay đến cuối năm tín dụng cũng sẽ có khả năng tăng lên.
Liên quan đến vấn đề tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp, Phó Thống đốc khẳng định việc mở rộng tín dụng đã được Ngân hàng Nhà nước đặt ra ngay từ đầu năm với nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt. Bởi nếu không đẩy mạnh tăng cường nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp để doanh nghiệp khó khăn, đóng cửa, giải thể, làm sao có sức mạnh khôi phục được nền kinh tế sau 2 năm đại dịch cộng với tác động kép từ tình hình thế giới và trong nước.
Vì vậy, ngành Ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp trọng tâm như tạo thanh khoản và dư địa cho ngân hàng.
"Không có chuyện thiếu room tín dụng, ngân hàng thoải mái trong nguồn lực cho vay. Ngân hàng Nhà nước cũng tạo nguồn lực giá rẻ cho ngân hàng thương mại hạ lãi suất. 1 tháng gần đây, các ngân hàng đã đua nhau hạ lãi suất," Phó Thống đốc nhấn mạnh.
Dư địa giảm lãi suất ngày càng hẹp
Có thể thấy là nhà điều hành không đề cập đến câu chuyện tăng hay hạ lãi suất. Tất nhiên, đây cũng là điều mà thị trường thường phải thông qua các động thái để đoán định thay cho theo một lộ trình với các dự báo xa. Bởi lẽ việc điều hành lãi suất của Việt Nam, theo nhiều chuyên gia, phụ thuộc quá nhiều biến số và phải có sự linh hoạt nhất định, cân đối giữa các mục tiêu.
Từ góc nhìn bên ngoài, một số định chế tài chính hàng đầu đã đưa các dự báo về lãi suất điều hành của Việt Nam.
Theo đó, dù Ngân hàng UOB vẫn thấy triển vọng cắt giảm lãi suất thêm 100 điểm cơ bản (xuống 3,5%) nhưng thời gian thực hiện có thể được chuyển sang quý 4 và quyết định này có thể vẫn cần cân nhắc khi Ngân hàng Trung ương sẽ xem xét cân đối cả rủi ro tăng trưởng và lạm phát. Tỷ lệ lạm phát đã tăng cao hơn trong những tháng gần đây và rủi ro là áp lực tăng giá tiêu dùng có thể gia tăng trong thời gian tới do giá thực phẩm và năng lượng đã tăng gần đây khi các nhà sản xuất dầu chủ chốt cắt giảm sản lượng, xung đột đang diễn ra giữa Nga và Ukraine cũng những thay đổi về khí hậu/thời tiết.
"Chúng tôi giữ nguyên dự báo lạm phát CPI của Việt Nam ở mức 3,9% cho năm 2023, số liệu mới nhất là 3,7% cho tháng Chín, cao hơn nhiều so với mức thấp nhất của năm nay là 2% (tháng 6 năm 2023) và đang tiến gần hơn đến mục tiêu chính thức là 4,5%," UOB cho hay và nhấn mạnh việc tiếp tục cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong quý 4 vẫn bị chi phối bởi các yếu tố chưa chắc chắn.
Còn các chuyên gia Ngân hàng HSBC đã loại bỏ dự đoán trước đó về đợt cắt giảm lãi suất điều hành cuối cùng 0,5% do áp lực từ tỷ giá và lạm phát.
Theo HSBC trong khi lạm phát tháng Chín được kiềm chế ở mức 3,7%, dưới mức trần 4,5%, lạm phát liên tục nhích lên làm dấy lên mối lo ngại. Một mặt, giá thực phẩm đã tăng khoảng 3% so với tháng trước trong hai tháng liên tiếp, đẩy lạm phát so với cùng kỳ năm trước vượt quá 10%.
"Chúng tôi đã điều chỉnh dự báo lạm phát hàng quý và nâng nhẹ dự báo lạm phát bình quân lên 3,4% (trước đó 3,2%) cho năm 2023. Vì vậy, chúng tôi không còn kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay. Theo quan điểm của chúng tôi, các điều kiện trước đây đảm bảo cho việc cắt giảm lãi suất thêm 50 điểm cơ bản nữa đã không còn, quá trình phục hồi đang diễn ra trong khi lạm phát và áp lực ngoại tệ đang gia tăng," chuyên gia HSBC nhấn mạnh.
HSBC kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ giữ lãi suất chính sách ổn định ở mức 4,5% cho đến cuối năm 2024, trừ khi có các cú sốc từ bên ngoài.
Chuyên gia Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng cho rằng việc nới lỏng chính sách tiền tệ đóng vai trò rất quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế trong nửa đầu năm nay nhưng hiện không còn nhiều dư địa để tiếp tục nới lỏng. Lãi suất liên ngân hàng của Việt Nam hiện đã gần bằng 0%, thấp hơn nhiều so với các nền kinh tế phát triển. Nếu tiếp tục hạ lãi suất điều hành sẽ gây ra tác động đáng kể với tỷ giá.
Chính phủ đặt mục tiêu GDP năm 2024 tăng 6-6,5%
Dự kiến kế hoạch phát triển năm 2024 có 15 chỉ tiêu chủ yếu, về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường. Trong đó: Tăng trưởng GDP từ 6-6,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4,700 - 4,730 USD; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1%-24,2%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4-4,5% ; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 4,8%-5,3%...
Với năm 2024, Chính phủ đặt kế hoạch tiếp tục ưu tiên, thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Đẩy mạnh, tạo chuyển biến tích cực hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực nội sinh của nền kinh tế.
Để đạt được mục tiêu đặt ra, Chính phủ sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác nhằm ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, sớm khắc phục các tồn tại, hạn chế để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, các công trình trọng điểm.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để phục hồi và phát triển bền vững, ổn định, lành mạnh các loại thị trường, nhất là các thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản để góp phần nâng cao hiệu quả huy động, sử dụng các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh.
Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao; tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực chất lượng cao cho ngành sản xuất chip điện tử đến năm 2025 và 2030. Phát triển các ngành công nghệ cao, công nghệ nguồn (như chíp, bán dẫn, hydrogen), hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia, thúc đẩy phong trào khởi nghiệp.
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Khép lại phiên giao dịch ngày 18/10/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,100 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Dự kiến từ đầu năm 2025, ngành thuế sẽ nâng cấp ứng dụng hỗ trợ cá nhân kê khai thuế điện tử, tự động hỗ trợ toàn bộ việc quyết toán thuế, hoàn thuế thu nhập cá nhân cho người nộp thuế.