Dư địa phát triển bất động sản dưỡng lão còn rất lớn

Nhịp cầu BĐS
04:30 PM 22/03/2023

Bất động sản nghỉ dưỡng dưỡng lão hứa hẹn sẽ là phân khúc có dư địa phát triển rất lớn trong thời gian tới ở thị trường Việt Nam khi tỷ lệ già hóa đang gia tăng. Tuy nhiên phân khúc nhà ở này vẫn đang bị "bỏ ngỏ".

Phân khúc bị "bỏ ngỏ"

Theo thống kê, Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Dự báo dân số theo giả định mức sinh trung bình thì số lượng người cao tuổi đạt 17,28 triệu người (chiếm 16,5% tổng dân số) vào năm 2029; 22,29 triệu người (chiếm 20,21% tổng dân số) vào năm 2038; 28,61 triệu người triệu người (chiếm 27,11% tổng dân số) vào năm 2069.

Nhu cầu BĐS nhà ở dưỡng lão cao, nhưng thị trường đang thiếu nguồn cung. Ảnh: Kinh tế Đô thị

Nhu cầu BĐS nhà ở dưỡng lão cao, nhưng thị trường đang thiếu nguồn cung. Ảnh: Kinh tế Đô thị

Số liệu thống kê cũng chỉ ra vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là vùng có tỷ lệ người cao tuổi cao nhất. Qua nghiên cứu của Savills Việt Nam, số lượng người trên 60 tuổi tại Hà Nội là hơn 1 triệu người; Thanh Hóa hơn 514.000 người; Nghệ An trên 408.000 người, Thái Bình 347.830 người. Các tỉnh phía Nam như TP.HCM, Đồng Nai lần lượt có 841.005 người và 278.159 người.

Sự già hóa dân số mang đến nhiều thách thức cho vấn đề an sinh xã hội, nhất là hệ thống y tế, đặc biệt là hệ thống y tế công cộng. Trong khi đó, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhu cầu chăm sóc sức khỏe lâu dài cho người già với đòi hỏi cao về lực lượng chăm sóc có kĩ năng, trong một môi trường thân thiện ngày càng gia tăng, nhất là tại các thành phố lớn.

Ở Việt Nam hiện tại, hệ thống điều dưỡng dành cho người già trong hệ thống y tế toàn quốc đang rất thiếu, do đó đòi hỏi nhu cầu bức thiết về các hệ thống viện dưỡng lão tư nhân, để đáp ứng nhu cầu của nhiều người già tại nước ta.

Thời gian gần đây, rất nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn bắt đầu tham gia vào việc phát triển loại hình BĐS dưỡng lão. Tuy nhiên, phân khúc này vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Số lượng dự án nghỉ dưỡng dưỡng lão được đầu tư bài bản vẫn rất ít so với số lượng bất động sản nghỉ dưỡng “nhắm” vào giới trẻ. Các chuyên gia cho rằng, phân khúc bất động sản nhà ở dưỡng lão tại Việt Nam mới trong tình trạng sơ khai, chưa có nhiều đơn vị đi sâu và phát triển phân khúc này.

Theo khảo sát và thống kê của công ty bảo hiểm Bảo Việt (BVI), tính đến năm 2021, Việt Nam mới có khoảng 80 cơ sở chăm sóc người cao tuổi ngoài công lập. Trong số 63 tỉnh thành của cả nước, chỉ 32 tỉnh có viện dưỡng lão dành cho việc chăm sóc người cao tuổi, các viện dưỡng lão này phần lớn thuộc khu vực tư nhân. Tức là, không đạt mức bình quân mỗi tỉnh thành một trung tâm.

Dư địa phát triển bất động sản dưỡng lão còn rất lớn - Ảnh 2.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Nhiều dư địa phát triển bất động sản dưỡng lão

Savills Việt Nam cho rằng, với tốc độ già hóa dân số nhanh và số lượng người cao tuổi ngày càng lớn, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi sẽ tăng lên. Vì vậy phát triển bất động sản dưỡng lão cũng có nhiều cơ hội phát triển.

So sánh cùng các nước khác, Việt Nam vẫn có nhiều lợi thế cạnh tranh từ cảnh quan thiên nhiên, văn hóa đến chi phí. Phát triển mạnh phân khúc bất động sản dưỡng lão sẽ thu hút lượng lớn kiều hối từ hơn 5,3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài trở về quê tĩnh dưỡng tuổi già”, chuyên gia của VARS nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia, tại Việt Nam, thị trường có nhiều đòn bẩy giúp hỗ trợ việc xây dựng bất động sản dưỡng lão dành riêng cho người cao tuổi. Đặc biệt có thể kể tới các gói bảo hiểm đi kèm với giá trị đầu tư ngày một phổ biến. Trong tương lai, mô hình gia đình truyền thống sẽ dần thay đổi và chứng kiến nhiều cơ hội hơn cho phân khúc nhà ở dưỡng lão.

Phát triển BĐS dưỡng lão vừa là một giải pháp hiệu quả với những thách thức này, vừa mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế, xã hội khác, bên cạnh những cơ sở chăm sóc sức khỏe của Nhà nước. Dịch vụ tư nhân cung cấp không gian, hạ tầng và tiện ích theo xu hướng nghỉ dưỡng dưỡng lão “luxury resort”, đáp ứng nhu toàn diện nhu cầu cho người cao tuổi cũng có tiềm năng rất lớn để phát triển, do tầng lớp trung lưu hàng năm ngày càng tăng.

An Mai (t/h)
Ý kiến của bạn
IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024 IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024

Năm 2024, Việt Nam được IMF dự báo quy mô GDP theo sức mua tương đương - GDP (PPP) đạt khoảng 1.559 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Indonesia vẫn được dự báo xếp thứ nhất với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 4.720 tỷ USD.