Dư nợ bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp của HDBank thấp nhất ngành

Ngân hàng
08:39 AM 02/04/2023

Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank, mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài chính năm 2022, được kiểm toán bởi PwC. Theo đó, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng lần đầu vượt 10.268 tỷ đồng, hoàn thành 105% kế hoạch năm.

Trong năm 2022, HDBank ghi nhận tổng thu nhập hoạt động đạt gần 22.000 tỷ đồng, tăng 31,1% so với cùng kỳ năm trước. 

Hoạt động tín dụng cùng các mảng dịch vụ, thẻ, ngân hàng số cùng tăng trưởng cao, số lượng thẻ tín dụng kích hoạt gấp hơn 4 lần, giá trị giao dịch thẻ tăng gấp gần 3 lần, số lượng giao dịch qua kênh số cao gấp gần hai lần cùng kỳ và giá trị giao dịch đạt trên 761 nghìn tỷ đồng, gấp gần 6 lần.

Dư nợ cấp tín dụng đạt 268.157 tỷ đồng, tăng 25,6% và phù hợp với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được NHNN giao. Ngân hàng ưu tiên cấp tín dụng các lĩnh vực là động lực tăng trưởng của nền kinh tế như nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, chuỗi cung ứng và phân phối, tín dụng xanh, hộ gia đình, tiểu thương. 

Dư nợ bất động sản và trái phiếu của HDBank thấp nhất ngành - Ảnh 1.

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2022 của HDBank đạt 10.268 tỷ đồng, tăng 27,2% so với năm 2021, hoàn thành 105% kế hoạch lợi nhuận được cổ đông giao.

HDBank nắm giữ chỉ có 4.300 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, tương đương chỉ 1,6% tổng dư nợ. Thuyết minh báo cáo tài chính cho biết số trái phiếu này đều có tài sản đảm bảo và được thanh toán đầy đủ, đúng hạn. HDBank cũng là ngân hàng có tỉ lệ cho vay kinh doanh bất động sản thấp, chỉ ở mức 7,9% tổng dư nợ.

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2022 của HDBank đạt 10.268 tỷ đồng, tăng 27,2% so với năm 2021, hoàn thành 105% kế hoạch lợi nhuận được cổ đông giao. Chỉ số ROE năm 2022 đạt 23,5%, ROA đạt 2,1% đều cao hơn cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ chỉ 1,3%, tỷ lệ nợ xấu hợp nhất 1,67%, mức thấp so với toàn ngành nhờ chính sách cấp tín dụng có chọn lọc và quản trị rủi ro hiệu quả. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR theo Basel II) lên đến 13,4% và thuộc nhóm những ngân hàng an toàn vốn cao nhất. 

Tổng tài sản hợp nhất đạt 416.273 tỷ đồng, tăng 11,1% so với cuối năm 2021. Đây cũng là lần đầu tiên tổng tài sản của ngân hàng vượt mốc 416 nghìn tỷ đồng. 

Huy động vốn đạt 366 nghìn tỷ đồng, trong đó tiền gửi từ tổ chức kinh tế và dân tư đạt 216 nghìn tỷ đồng, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước và gấp gần 3 lần mức tăng toàn ngành (khoảng 6%). 

Tính đến ngày 31/12/2022, HDBank có 347 chi nhánh/phòng giao dịch và gần 24.500 điểm giao dịch tài chính. Số lượng cán bộ công nhân viên của ngân hàng mẹ và công ty con là 16.326 người, chưa bao gồm lực lượng bảo vệ gần 2.000 chiến sỹ, với mức thu nhập bình quân đạt 26,7 triệu đồng/tháng, tăng mạnh 37,6% so với cùng kỳ năm trước.

Trong năm qua, doanh số kinh doanh bảo hiểm của HDBank cao gấp hai lần cùng kỳ và thuộc top ngân hàng dẫn đầu. Số lượng thẻ tín dụng kích hoạt gấp hơn 4 lần cùng kỳ năm trước, giá trị giao dịch thẻ tăng gấp gần 3 lần, số lượng khách hàng giao dịch trên kênh số (ebanking) tăng 208%, số lượng giao dịch tăng 97% so với cùng kỳ.

Kể từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2017, HDBank thuộc nhóm ngân hàng tăng trưởng cao và bền vững nhất. Vốn chủ sở hữu tăng gấp 2,6 lần năm 2017. Tổng tài sản gấp 2,2 lần, số dư cho vay khách hàng gấp 2,5 lần và lợi nhuận trước thuế gấp 4,2 lần. Nợ xấu, các chỉ số tài chính luôn đạt mức tốt so với ngành. Ngân hàng thực hiện tốt cam kết với nhà đầu tư khi liên tục từ năm 2018 đến nay chỉ tiêu ROE luôn đạt trên 20%.

"Kết quả kinh doanh năm 2022 như một món quà dành tặng cổ đông của các thành viên HĐQT nhiệm kỳ mới được cổ đông tin tưởng bầu chọn. Đồng thời kết quả này cho thấy sứ mệnh và trọng trách của hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2022 - 2027 trong việc hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược đã được cổ đông phê duyệt", Chủ tịch HĐQT Kim Byoungho cho biết trong báo cáo kết quả kinh doanh 2022 của ngân hàng này.

Tổng thù lao của các thành viên HĐQT đã giảm xuống còn 8,4 tỷ đồng, từ mức 10,9 tỷ đồng của năm trước. Được biết, một số lãnh đạo HDBank tự nguyện giảm thù lao, hoặc dành cho các hoạt động xã hội, đóng góp cho cộng đồng.

Mai Phương
Ý kiến của bạn
Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.