Dư nợ tín dụng của TPBank tăng 6,8% so với đầu năm

Ngân hàng
04:16 PM 14/08/2023

Trong nửa đầu năm 2023, dư nợ tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) tăng 6,8% so với đầu năm, cao hơn mức 4,7% của tăng trưởng tín dụng hệ thống, tương đương với 48,9% hạn mức tín dụng của TPBank trong 2023.

Báo cáo "Tác động tiêu cực bởi chi phí vốn dâng cao" của Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT đã công bố phân tích hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong - TPBank (TPB) trong quý 2/2023.

Tiền gửi của TPB tăng 2,1% so với đầu năm do khách hàng ưa thích các tài sản có lợi suất cao hơn trong bối cảnh lãi suất hạ nhiệt. Thay vì chỉ phụ thuộc vào các kênh tiền gửi của khách hàng, TPB đang cố gắng đa dạng hóa cơ cấu nguồn vốn của mình như tăng nguồn liên ngân hàng.

Dư nợ tín dụng của TPBank tăng 6,8% so với đầu năm - Ảnh 1.

Tỷ lệ nợ xấu là 2,2% (so với 0,8% vào cuối năm 2022). Tỷ lệ LLR giảm xuống 61% (so với 135% vào cuối năm 2022). Chất lượng tài sản của ngân hàng đã xấu đi do bối cảnh kinh tế vĩ mô vẫn đang trong giai đoạn khó khăn. Ảnh: Internet

Tại cuối quý 2/2023, tài sản sinh lời của TPB tăng 5,3% so với đầu năm (tăng 11,9% so với cùng kỳ). Dư nợ cho vay khách hàng tăng 10% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 55,8% tổng tài sản sinh lời. Ngân hàng tập trung mạnh vào cho vay khách hàng trong quý 2 vừa qua.

Trong nửa đầu năm 2023, dư nợ tín dụng của TPB tăng 6,8% so với đầu năm, cao hơn mức 4,7% của tăng trưởng tín dụng hệ thống, tương đương với 48,9% hạn mức tín dụng của TPB trong 2023. Hệ số LDR (tỷ lệ dư tín dụng trên số vốn huy động của ngân hàng) tăng lên mức 58,7% vào cuối quý 2 (56,1% vào cuối năm 2022). Điều này cho thấy TPB còn nhiều dư địa cho tăng trưởng tín dụng trong nửa cuối năm 2023.

Sau khi giảm xuống mức 13% trong quý 1/2023, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đã phục hồi trở lại mức 15,2% trong quý 2.

Thu nhập lãi (NII) trong quý 2 giảm 10% so với cùng kỳ do tín dụng tăng trưởng 11,8% so với cùng kỳ và tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của quý 2 giảm 0,9 điểm % so với cùng kỳ xuống còn 3,4% do chi phí vốn (CoF) tăng 2,48 điểm % so với cùng kỳ trong môi trường lãi suất cao, trong khi lợi suất tài sản (AY) chỉ tăng 1,47 điểm % so với cùng kỳ.

Thu nhập ngoài lãi giảm 23% so với cùng kỳ trong quý 2/2023 do không còn 265 tỷ đồng lãi từ hoàn nhập một lần dự phòng chứng khoán sẵn sàng để bán (AFS) như trong quý 2/2022. Nhìn chung, tổng thu nhập hoạt động (TOI) của TPB đạt 3.917 tỷ đồng, giảm 14,3% so với cùng kỳ trong quý 2/2023.

Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) giảm 17,2% so với đầu năm trong quý 2, chiếm 24% danh mục đầu tư (so với 29% trong quý 2/2022). Ngân hàng đã giảm tỷ trọng đầu tư vào TPDN và đầu tư nhiều hơn vào các tài sản an toàn hơn như trái phiếu của chính phủ và các tổ chức tín dụng khác

Tỷ lệ nợ xấu là 2,2% (so với 0,8% vào cuối năm 2022). Tỷ lệ LLR (Tỷ lệ dự phòng tổn thất cho vay) giảm xuống 61% (so với 135% vào cuối năm 2022). Chất lượng tài sản của ngân hàng đã xấu đi do bối cảnh kinh tế vĩ mô vẫn đang trong giai đoạn khó khăn.

Môi trường lãi suất cao đã làm giảm chi tiêu và khả năng trả nợ của người tiêu dùng, do đó làm giảm nhu cầu vay vốn. Mặt khác, các ngân hàng sẽ thận trọng hơn khi cho vay nhóm khách hàng này để giảm thiểu nợ xấu.

Nửa cuối năm 2023, công ty chứng khoán VnDirect kỳ vọng NIM của TPBank có thể đạt 3,6% trong năm 2023, cao hơn mức hiện tại do hai lần cắt giảm lãi suất điều hành gần đây sẽ được phản ánh hoàn toàn từ nửa cuối năm 2023 trở đi. Trong bối cảnh kinh tế trì trệ, tỷ trọng nợ xấu và nợ nhóm 2 trên tổng dư nợ của TPB tăng lần lượt 1,4/1,6 điểm % so với đầu năm.

"Chúng tôi nâng mức tăng trưởng tín dụng năm 2023 của TPB từ 10% lên 12% do dư nợ cho vay dự báo tăng 14% trong năm 2023 (cao hơn mức dự báo trước đó là 12%) nhờ nhu cầu tín dụng tăng khi lợi suất cho vay thấp hơn trong nửa cuối năm 2023. Chúng tôi giữ nguyên dự phóng cho năm 2024.

Chúng tôi tin rằng tỷ lệ CASA sẽ cải thiện hơn nữa trong nửa cuối năm 2023 do các khách hàng doanh nghiệp có thể chuyển sang tiền gửi không kỳ hạn để phục vụ nhu cầu vốn lưu động trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi.

Tỷ lệ nợ xấu là 2,2% (so với 0,8% vào cuối năm 2022). Tỷ lệ LLR giảm xuống 61% (sv 135% vào cuối năm 2022). Chất lượng tài sản của ngân hàng đã xấu đi do bối cảnh kinh tế vĩ mô vẫn đang trong giai đoạn khó khăn.

Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng sự cải thiện kể từ nửa cuối năm nhờ NHNN có sự đảo chiều trong chính sách tiền tệ với 4 lần cắt giảm lãi suất điều hành và Thông tư 02 cho phép giữ nguyên nhóm nợ, cơ cấu lại nợ", VnDirect phân tích.

Liên quan đến giá cổ phiếu của ngân hàng, VNDirect chỉnh giá mục tiêu (giảm 2,2% so với giá mục tiêu trước đó) do giảm 12,3%/4,4% dự phóng EPS (lợi nhuận trên 1 cổ phiếu) cho năm 2023-24 do NIM thay đổi -23/+14 điểm cơ bản và chi phí tín dụng thay đổi -0,5%/0,4% so với dự phóng trước đó, và tăng chi phí vốn từ 14,1% lên 14,5% do chúng tôi điều chỉnh hệ số beta, lãi suất phi rủi ro và phần bù rủi ro trong bối cảnh CDS (Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng) của Việt Nam thu hẹp. Giá cổ phiếu của ngân hàng được duy trì khuyến nghị khả quan với giá mục tiêu thấp hơn là 21.800 đồng/cổ phiếu.

Nhật Hà
Ý kiến của bạn