Đừng áp đặt suy nghĩ của người lớn lên trẻ em
Liên tiếp thời gian gần đây nhiều trường hợp học sinh tự tử vì áp lực học tập khiến nhiều người không phải xót xa. Sự việc cho thấy hiện nay học sinh nhiều em rất thiếu kĩ năng quản lý thời gian, không có kĩ năng sắp xếp công việc và giao tiếp ứng xử nên khi gặp những xung đột, vướng mắc trong gia đình không biết cách giải tỏa.
Các chuyên gia giáo dục cho rằng thiếu kiến thức thì mình chỉ lãng phí một vài phần của cuộc sống nhưng mất đi kĩ năng thì mất đi cả cuộc đời. Nhiều khi áp lực tạo ra kim cương, nhưng đừng vì áp lực quá mà bị vỡ vụn. Trẻ em không phải là robot, là máy học mà có thể có kết quả hoàn hảo.
Học sinh trường THPT Mai Hắc Đế tham gia giải bóng đá các trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội
Việc học không chỉ đơn giản là học kiến thức, đo bằng điểm số. Để con người phát triển toàn diện không phải chỉ phát triển về mặt trí tuệ mà cần phát triển đều, toàn diện về các chỉ số thông minh khác nữa. Trẻ có rất nhiều các loại hình thông minh khác nhau, trong đó có các loại hình thông minh logic, trí thông minh ngôn ngữ, trí thông minh âm nhạc, trí thông minh tương tác, trí tuệ về mặt cảm xúc, thông minh thể chất… Như một vận động viên không nhất thiết phải đạt điểm cao môn Toán, hay một nghệ sĩ không nhất thiết phải đạt điểm cao môn Hóa, mỗi em đều có một năng lực riêng cần biết khai thác, động viên các em để các em phát triển năng lực của mình.
Các nhà khoa học trên thế giới đã khẳng định, để đánh giá khả năng, năng lực của trẻ em không thể đánh giá qua một loại hình thông minh duy nhất là IQ. Trẻ cần được phát triển toàn diện theo tiêu chỉ của Unesco về học tập. Tức học để hiểu biết, để làm việc, học để sống chung và quan trọng nhất là học để làm người. Một người Singapore có hiệu suất làm việc rất cao, hơn hẳn người Việt không phải họ học giỏi hơn mình mà chỉ là có kĩ năng áp dụng vào cuộc sống tốt hơn mình. Học sinh bắt buộc phải học 10 kĩ năng mềm thiết yếu ở trong cuộc sống như kĩ năng lí luận tính toán, kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng xử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, kĩ năng quản trị cảm xúc bản thân… Đó là những kĩ năng rất quan trọng giúp họ biến các kiến thức thành các hành động phục vụ được bản thân, xã hội. Đừng ép buộc trẻ con trong việc học thật giỏi mà phải trang bị cho con các kĩ năng và thái độ sống đúng đắn.
TS Phạm Kim Thư, Hiệu trưởng trường THPT Mai Hắc Đế
Trao đổi với PV, TS Phạm Kim Thư, Hiệu trưởng trường THPT Mai Hắc Đế chia sẻ , "quyền con người ai cũng mong muốn một cuộc sống hạnh phúc, bởi vậy hãy cho các em học sinh cuộc sống hạnh phúc ngay hiện tại, chứ không đợi tới tương lai thành công mới hạnh phúc. Các bậc Phụ huynh cùng Nhà trường phải luôn đồng hành, hiểu biết về câu chuyện tâm sinh lý của học sinh cũng như xu hướng của thế giới. Qua đó cần cân đối cho các em giữa kiến thức – kĩ năng – thái độ sống và đặc biệt là sức khỏe tinh thần. Để bảo vệ các em khỏi những tổn thương tâm lý, không nên so sánh bạn này với bạn khác, con nhà mình với con nhà người ta, mọi so sánh đều là khập khiễng.
TS. Phạm Kim Thư cho biết thêm: "Ở trường Mai Hắc Đế nhà trường không có sự phân biệt học sinh học giỏi hay học kém, các em chỉ đơn giản là khác nhau về điểm, điểm số chưa nói lên tất cả. Quan trọng là dạy các em thành người, thành những người tử tế chứ không dạy các con thành ông nọ bà kia. Nhà trường cũng luôn quán triệt với giáo viên, không có học sinh dốt, chỉ có phương pháp giáo dục chưa phù hợp. Việc học tập, đổi mới trong giảng dạy, tìm tòi những phương pháp giáo dục mới là việc làm thường xuyên của người giáo viên thời đại 4.0.
Hoạt động ngoại khóa của học sinh trường THPT Mai Hắc Đế
Đối với học sinh Nhà trường luôn tư nhắc nhở các em cần có một kế hoạch học tập, nghỉ ngơi khoa học, có mục tiêu cho mỗi môn học và biết các tự tạo động lực trong học tập bằng việc tạo cho mình một không gian học tập yên tĩnh, gọn gàng, thoáng mát, đầy đủ ánh sáng, được trang trí theo sở thích, không nhất thiết phải học quá nhiều và thức quá khuya để học tập".
Thành TrungHiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam) vừa công bố báo cáo chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý IV/2024. Theo đó, chỉ số BCI đạt mức cao nhất trong hơn 2 năm qua, tăng từ 46,3 trong quý IV/2023 lên 61,8 trong quý IV/2024.