Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam cần lượng lớn nguồn nhân lực chất lượng cao
Với nhu cầu lao động lên tới hàng trăm nghìn người trong quá trình xây dựng và vận hành đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đang trở thành một yêu cầu cấp bách. Kinh phí đào tạo cũng được ước tính ở mức khổng lồ, lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.
Tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam là một dự án trọng điểm quốc gia, dự kiến sẽ kết nối Hà Nội và TP. HCM, đi qua 20 tỉnh, thành khác nhau, bao gồm Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP.HCM).
Với điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội) và điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP. HCM), tuyến đường sắt này hứa hẹn sẽ rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển giữa hai đầu đất nước.
Theo yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, tuyến đường sắt tốc độ cao 350km/h sẽ được thiết kế thẳng nhất có thể, vượt qua mọi địa hình để đảm bảo hiệu quả và tốc độ cao.
Theo tính toán của Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải (GTVT), Trong giai đoạn xây dựng, dự án này dự kiến sẽ tạo việc làm cho khoảng 263.700-332.300 người. Trong đó, sẽ cần khoảng 111.280-160.020 người trong giai đoạn 2025-2030; khoảng 152.420-186.280 người giai đoạn 2030-2040. Các vị trí kỹ thuật chuyên sâu như hệ thống ray, thông tin tín hiệu và các chuyên ngành liên quan đều cần đến các chuyên gia giàu kinh nghiệm, tay nghề cao.
Sau khi hoàn thành, sẽ cần khoảng gần 13.880 lao động trong giai đoạn khai thác vận hành, trong đó, lao động trực tiếp cần 11.050 người và kỹ sư đại học cần khoảng 2.349 người.
Bộ GTVT đã được Thường trực Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu lao động trong quá trình xây dựng và vận hành tuyến đường sắt huyết mạnh của quốc gia.
Theo kinh nghiệm quốc tế, việc phát triển nhân lực cho dự án đường sắt tốc độ cao cần được bắt đầu 5-7 năm trước khi khởi công, nhằm đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ và đạt hiệu quả cao.
Không chỉ trong giai đoạn xây dựng, quá trình khai thác và vận hành dự án cũng cần khoảng 13.880 lao động, trong đó có 11.050 là lao động trực tiếp và 2.349 là kỹ sư đại học. Chi phí đào tạo cho giai đoạn xây dựng được ước tính từ 19.718 đến 24.096 tỷ đồng, còn chi phí đào tạo cho giai đoạn vận hành dự kiến khoảng 9.715 tỷ đồng.
Việc đầu tư vào đào tạo nhân lực chất lượng cao không chỉ giúp dự án đạt hiệu quả mà còn giảm thiểu các rủi ro trong quá trình vận hành và bảo trì. Mặc dù Việt Nam hiện đã có khoảng 80% nhân lực đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ bản, nhưng vẫn cần đẩy mạnh đào tạo cho các vị trí yêu cầu kỹ năng chuyên sâu trong ngành đường sắt tốc độ cao.
An Mai (t/h)Sau 5 năm thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng hiệu quả ưu đãi từ CPTPP, đưa kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá tăng hơn 56%.