Đường trên cao Ngã tư Sở - Ngã tư Vọng thông xe
Sáng 9/11, đường Vành đai 2 trên cao đoạn Ngã tư Sở - Ngã tư Vọng đã chính thức thông xe, đưa vào sử dụng...
Việc tổ chức cho các phương tiện tham gia lưu thông trên tuyến đường Vành đai 2 dưới thấp (đoạn Ngã tư Sở - Ngã tư Vọng và ngược lại) theo sự hướng dẫn, điều tiết của hệ thống biển báo, sơn kẻ, đèn tín hiệu giao thông.
Việc thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông tại nút giao Ngã tư Sở được thực hiện như sau: Cấm các phương tiện trên đường Tây Sơn (dưới thấp) rẽ trái và đi thẳng qua nút giao Ngã tư Sở, các phương tiện lưu thông theo hướng từ Tây Sơn rẽ phải liên tục ra đường Láng và quay đầu tại điểm mở dải phân cách trên đường Láng để đi thẳng ra đường Trường Chinh hoặc rẽ phải liên tục ra đường Nguyễn Trãi.
Điều chỉnh chu kỳ đèn tín hiệu phục vụ pha đèn hướng Tây Sơn rẽ trái đi thắng (21 giây/xanh) điều tiết cho 3 hướng giao thông còn lại cho phù hợp.
Theo phân luồng giao thông, ôtô được phép lưu thông trên tuyến đường Vành đai 2 trên cao (đoạn Ngã tư Sở - Ngã tư Vọng và ngược lại); cấm mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ, người đi bộ lưu thông trên đoạn tuyến này.
Theo thiết kế, ô tô sẽ được lưu thông với vận tốc tới 80 km/h trên đoạn tuyến đầu tiên của đường Vành đai 2 trên cao. Để bảo đảm an toàn cho các phương tiện, tại hai đầu đường Vành đai 2 trên cao (đầu Ngã tư Sở và Ngã tư Vọng) đã được thiết lập dải phân cách an toàn với biển mũi tên chỉ hướng phản quang.
Trước đó, vào tháng 4/2018, UBND TP. Hà Nội khởi công dự án xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường vành đai 2, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã tư Sở, kết hợp với mở rộng đoạn đường từ Vĩnh Tuy đến Ngã tư Vọng.
Đường Vành đai 2 trên cao được kỳ vọng sẽ giúp giao thông khu vực đường Trường Chinh, đặc biệt tại nút giao Ngã tư Sở được giảm tải với hệ thống giao thông hai tầng.
Đây là dự án theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) do tập đoàn Vingroup làm nhà đầu tư. Dự án sẽ xây mới hoàn toàn tuyến đường bộ trên cao bằng cầu cạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã tư Sở, có chiều dài 5,1 km, rộng 19 m.
Dự án có phạm vi đi qua 4 quận Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân và Đống Đa với tổng mức đầu tư gần 9.500 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 4.194 tỉ đồng. Thời gian thực hiện dự án là 2018-2020.
Giai đoạn 1 từ Ngã tư Vọng đến Ngã tư Sở có thể thi công trong vòng 15 tháng với điều kiện giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư được lấy từ ngân sách thành phố.
Dương DươngCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.