E-shop: Giải pháp giúp tăng 25% doanh thu chuỗi nhà hàng
Để kinh doanh chuỗi nhà hàng thành công đòi hỏi nhiều yếu tố, nhưng có một yếu tố chưa thực sự được chú trọng đến, đó là tối đa hóa sức chứa phục vụ khách. Chỉ với thay đổi nhỏ, chuỗi nhà hàng đã tăng 25% doanh thu chỉ sau một tháng.
Cần tối đa hóa sức chứa phục vụ khách
Không gian phục vụ ăn uống cố định của các nhà hàng cần được tính toán, phân bổ làm sao để bố trí được nhiều nhất số khách ngồi ăn trong sự thoải mái và hài lòng nhất, đồng thời tìm cách lấp đầy mọi bàn trống hiện có của các nhà hàng trong chuỗi.
Với kinh nghiệm nhiều năm, anh Tùng (chủ chuỗi nhà hàng lẩu tại Bắc Ninh) cho biết mình thường gặp phải trường hợp cơ sở này thì kín chỗ, trong khi cơ sở khác thì thưa thớt và khách lại tiếp tục gọi điện, nhắn tin đặt bàn ở nơi đã đầy chỗ.
Trong khi đó, quản lý nhà hàng thì lại không nắm rõ tình hình đông, vắng ở các cơ sở khác kịp thời nên thường phải từ chối khách, chứ không biết tư vấn, hướng dẫn khách sang cơ sở khác.
Điều này làm lãng phí nguồn lực, khi chỗ đông thì không thể nhận thêm khách, làm mất khách, còn chỗ vắng thì ở trong tình trạng ế ẩm.
E-shop: Giải pháp khắc phục và tối ưu doanh thu các cơ sở
Yêu cầu đặt ra là phải vừa nắm rõ được tình trạng bàn trống tại tất cả các cơ sở một cách chính xác, nắm rõ thời gian khách đến để có thể ước lượng thời gian cho khách tiếp theo đặt bàn, lại phải rất nhanh chóng liên kết với phần mềm chatbot để ngay lập tức có thể trả lời khách hàng, đặt bàn hoặc hướng dẫn khách đến ăn uống tại một nhà hàng khác gần đó trong chuỗi.
Cuối cùng, anh Tùng đã lựa chọn giải pháp E-shop dành cho nhà hàng để có thể theo dõi tình trạng lấp đầy bàn trống tại nhiều cơ sở khác nhau trên cùng một giao diện, giúp nhân viên luôn có thể ngay lập tức nhận đặt bàn nếu còn trống, giới thiệu cơ sở khác còn bàn trống cho khách và đặt bàn luôn nếu có yêu cầu.
Giờ đây, việc luân chuyển khách giữa các cơ sở trong chuỗi của anh Tùng đã trở nên cực kỳ linh hoạt và chính xác.
Chỉ sau một tháng, doanh thu của toàn chuỗi đã có sự tăng trưởng rõ rệt tới 25%, điều này khiến chính anh Tùng cũng cảm thấy bất ngờ.
E-shop đem lại nhiều tính năng hữu ích cho nhà hàng
Thứ nhất, giúp nhân viên quản lý tránh được nhầm lẫn khi: Phân quyền quản lý cho từng nhân viên rõ ràng ở mọi cơ sở; một hoặc nhiều nhân viên có thể cùng tiếp nhận một đơn hàng để xử lý kịp thời khi nhân viên còn lại vắng mặt.
Thứ hai, quản lý order hiệu quả tối ưu: Quản lý đồng bộ đơn order từ website, fanpage và thêm đơn trực tiếp nên chỉ cần một người cũng dễ dàng theo dõi tất cả các kênh; quản lý toàn bộ tiến trình giao hàng để khách hàng mua hàng online hài lòng nhất khi nhận; cập nhật ngay phí vận chuyển và chiết khấu trên đơn, dễ dàng tính toán.
Thứ ba, quản lý đặt bàn: Về đặt bàn, giải pháp này cho phép nhân viên chọn vị trí trước cho khách, tránh việc đặt bàn chồng chéo, không kiểm soát được lượng bàn các vị trí còn trống.
Về thực đơn, dễ dàng tạo menu chính của thực đơn, cho phép đồng bộ thực đơn từ IPOS (nếu trong trường hợp khách hàng đã dùng phần mềm của IPOS).
Về món ăn, dễ dàng thêm các món ăn mới, các món ăn đi kèm, có thể thêm món theo dạng bán combo (set lẩu, set đồ nướng…).
Thứ tư, thêm vô số tiện ích khác như kết nối API với IPOS, dễ dàng kết nối cài đặt kênh thanh toán online, kết nối với các đơn vị vận chuyển (giao hàng nhanh, AHA Move, Viettel Post,…), báo cáo thống kê chi tiết, quản lý nhiều cơ sở cùng lúc (áp dụng với chuỗi nhà hàng).
Giá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm khoảng 50-150 đồng/lít, trong khi giá dầu diesel có khả năng tiếp tục tăng.