Economist: Giữa khủng hoảng năng lượng, một loại nhiên liệu quan trọng sẽ đi vào 'cõi chết', dầu sẽ sớm hết thời
Giá nhiên liệu ở mức cao càng lâu, thì việc chuyển đổi sang năng lượng sạch sẽ sớm "chôn vùi" ngành khai thác nhiên liệu hoá thạch.
Trong nửa thập kỷ qua, nguồn cung năng lượng luôn được miêu tả là "dồi dào". Một ngành công nghiệp từ lâu đã tìm cách hạn chế sản xuất nhiên liệu hoá thạch để giữ mức giá luôn cao. Tuy nhiên, họ đột nhiên ở trong tình trạng dư cung. Nguyên nhân là do hoạt động khai thác dầu đá phiến của Mỹ đã hạ giá dầu thế giới và giá năng lượng sạch cũng cạnh tranh với các nhiên liệu khác được dùng để phát điện, như than đá và khí đốt tự nhiên.
Trong những tuần gần đây, tình trạng thiếu hụt năng lượng đã thu hút sự chú ý của cả thế giới. Ở bề nổi, những dấu hiệu của cuộc khủng hoảng này dường như không có sự liên kết. Ví dụ, Anh đang gặp khó khăn khi thiếu tài xế xe tải để vận chuyển và giao xăng. Trong khi đó, việc Trung Quốc cắt điện một phần xuất phát từ nỗ lực hạn chế phát thải. Lượng than dự trữ của các nhà máy điện Ấn Độ ngày càng giảm do liên quan đến việc giá nhập khẩu mặt hàng này tăng vọt.
Tuy nhiên, một yếu tố cơ bản có thể sẽ càng làm mọi thứ trầm trọng hơn trong vài năm tới: Hoạt động đầu tư vào các giếng dầu, trung tâm khai thác khí đốt tự nhiên và mỏ than sụt giảm. Nguyên nhân một phần là do tâm lý từ thời điểm "dư dả" năng lượng, khi nhiều năm các khoản đầu tư quá lớn đã dẫn đến các quy định siết chặt việc huy động vốn. Hơn nữa, đây cũng là kết quả của áp lực ngày càng tăng từ quá trình khử carbon.
Dầu mỏ là ngành cần tái đầu tư liên tục nhưng vẫn chỉ "đứng yên". Ngoài ra, các doanh nghiệp dầu mỏ có 1 nguyên tắc chung là phải phân bổ khoảng 4/5 chi tiêu vốn mỗi năm chỉ để không cho kho dự trữ cạn kiệt. Song, đầu tư hàng năm của ngành đã giảm từ 750 tỷ USD vào năm 2014 xuống còn ước tính 340 tỷ USD trong năm nay.
Goldman Sachs cho biết, trong cùng kỳ, giá trị sản lượng dự trữ tính theo năm trong 1 số dự án lớn nhất thế giới đã giảm từ 50 xuống còn khoảng 25. Cuộc khủng hoảng nguồn cung năm ngoái do ảnh hưởng của dịch bệnh đã khiến nhu cầu dầu sụt giảm. Tuy nhiên, khi nền kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục, việc nguồn cung rơi vào tình thế tương tự chỉ là vấn đề về thời gian.
Ngành này thường đáp ứng nhu cầu tăng cao và giá tăng bằng cách đầu tư để khai thác thêm dầu. Tuy nhiên, hoạt động này khó khăn hơn trong thời đại các quốc gia cam kết giảm thải carbon. Các công ty dầu khí tư nhân lớn như ExxonMobil và Royal Dutch Shell đang được các nhà đầu tư thúc giục coi dầu và khí đốt như những con cá nhỏ.
Đó bởi cổ đông cho rằng nhu cầu đối với dầu rồi sẽ đạt đỉnh, khiến các dự án dài hạn không còn lợi ích kinh tế hoặc có thể vì họ muốn giữ cổ phần trong các công ty hỗ trợ chuyển đổi sang năng lượng sạch. Dù giá dầu đang tăng, nhưng hoạt động đầu tư vào dầu đi theo hướng ngược lại.
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến đầu tư vào dầu mỏ là động thái của các nước OPEC . Mức giá tương đối thấp trong nửa thập kỷ "nguồn cung dồi dào" đã lên tới mức cao nhất và giảm mạnh khi đại dịch bắt đầu diễn ra, các chính phủ sử dụng ngân sách để hỗ trợ nền kinh tế. Do đó, kinh phí đầu tư cho lĩnh vực này đã bị cắt giảm
Khi giá dầu hồi phục, ưu tiên của các chính phủ không phải là tăng năng lượng sản xuất dầu mà là hỗ trợ ngân sách. Hơn nữa, các nhà sản xuất dầu của nhà nước tỏ ra thận trọng, họ lo ngại đợt bùng phát mới của dịch bệnh có thể khiến nhu cầu lao dốc một lần nữa.
Các khoản đầu tư vào dầu thấp hơn sẽ ảnh hưởng đến sản lượng khí đốt tự nhiên. Yếu tố tác động khác là sự thiếu hụt đối với các cơ sở vận chuyển khí đốt tự nhiên hoá lỏng (LNG) từ châu Mỹ đến những nơi khan hiếm hơn là châu Á và châu Âu.
Ngoài ra, hoạt động đầu tư vào nhiệt than đang ở mức thấp nhất. Ngay cả Trung Quốc và Ấn Độ - những quốc gia có kế hoạch xây dựng nhà máy nhiệt than mới, cũng đang gặp khó khăn với nhiên liệu hoá thạch "bẩn" nhất, vì lượng khí thải carbon và ảnh hưởng đối với không khí. Tuy nhiên, nhu cầu có thể được đẩy lên cao khi Trung Quốc có khả năng đối diện với mùa đông lạnh giá và Ấn Độ gặp khó khăn về nguồn cung than.
Tất cả những yếu tố này đặt các nhà sản xuất nhiên liệu hoá thạch vào sự ràng buộc. Đầu tư sụt giảm có thể giúp các nhà đầu tư của doanh nghiệp dầu, khí đốt và than thu lợi lớn trong một khoảng thời gian. Nhưng giá nhiên liệu ở mức cao càng lâu, thì việc chuyển đổi sang năng lượng sạch sẽ sớm "chôn vùi" ngành nhiên liệu hoá thạch. Trong khi đó, người tiêu dùng sẽ lên bên gánh chịu tình trạng thiếu nguồn cung và thời kỳ "năng lượng dồi dào" đã kết thúc.
Tham khảo Economist
Vu LamTheo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 11/2024, xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt hơn 2 triệu USD, tăng 4.270% (tương đương tăng gấp 42 lần) so với cùng kỳ năm 2023.