ESG, CSR & CSV - Doanh nghiệp nên chọn yếu tố nào để bước đi bền vững
Trong bức tranh bền vững đó, ta có CSR, CSV, ESG là 3 góc nhìn khác nhau của doanh nghiệp khi đề ra định hướng phát triển. Không chỉ có CSR (Corporate Social Responsibility) vốn đã quen thuộc, ESG và CSV đang dần trở thành xu hướng mới.
Làm thế nào để phân biệt 3 khái niệm này?
CSR (Corporate Social Responsibility): Trách nhiệm Xã Hội của Doanh nghiệp
CSR là viết tắt của Corporate Social Responsibility, được nghiên cứu và hình thành từ những năm 1950.
Theo các chuyên gia, "CSR nghĩa là xem trách nhiệm xã hội như một phần trong hoạt động đối ngoại của doanh nghiệp". Theo đó, một công ty thực hiện tốt CSR khi họ vẫn kiếm ra lợi nhuận nhưng không gây tổn hại đến xã hội và con người trong tổ chức.
CSR yêu cầu họ phải có trách nhiệm trong cộng đồng họ hoạt động, qua các công tác thiện nguyện, gây quỹ, và các chính sách đạo đức với chính nhân lực của công ty.
Để thực thi, CSR môi trường có thể là các chương trình trồng rừng, quyên góp vật phẩm tái chế, hay nghiên cứu bao bì chất liệu tối ưu giảm thiểu rác thải,... CSR được xem là xu hướng phổ biến trên thế giới, trở thành điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của mọi doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong CSR có chữ "trách nhiệm" (responsibility), nghĩa rằng doanh nghiệp phải luôn mang một phần trách nhiệm đóng góp giá trị cho xã hội dưới bất kỳ hình thức nào, ví dụ như tổ chức thiện nguyện.
Lâu dần, đây có thể là nhược điểm khi doanh nghiệp bắt đầu phát sinh chi phí cho các chiến dịch CSR "khổng lồ" hàng năm. Điều này khiến cam kết giữa doanh nghiệp với CSR giảm dần, cho đến khi CSR mất vị thế ưu tiên trong chiến lược kinh doanh của họ.
Khi CSV xuất hiện, một số ý kiến cho rằng CSV là phiên bản nâng cấp của CSR. Vậy khái niệm này có gì "mới" hơn so với trách nhiệm xã hội đơn thuần?
CSV (Creating Shared Value): Tạo Giá trị Chung
CSV là Creating Shared Value, nghĩa là doanh nghiệp đề ra chiến lược win-win, tạo ra "giá trị chia sẻ" (shared value) cho cả nền kinh tế, xã hội, lẫn bản thân doanh nghiệp. CSV vừa đáp ứng mục tiêu sống còn của doanh nghiệp, lại giúp thực hiện các hoạt động cộng đồng.
Vậy thì thực hiện CSV như thế nào? CSV sẽ yêu cầu doanh nghiệp thay đổi cách tiếp cận với thị trường để tìm ra "tia sáng", ví dụ xác định thị trường ngách tiềm năng để sản xuất điện thoại giá rẻ cho phân khúc nông thôn - vừa giải quyết vấn đề cộng đồng, vừa tăng hiệu quả kinh doanh.
Bà Lâm Ngọc Thảo, Giám đốc Điều hành ASIF Foundation - Tổ chức phi lợi nhuận hướng tới hệ sinh thái thiện nguyện, chia sẻ rằng CSV cũng giống như "Khi tôi làm việc tốt cho xã hội, chính doanh nghiệp của tôi cũng được thừa hưởng từ giá trị chung đó", biến CSV thành một khái niệm phát triển tổng hòa, các bên đều thắng.
Khác với CSR là các hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội tách biệt với kinh doanh, thì CSV hoàn toàn là cách tiếp cận có kế hoạch kinh doanh từ doanh nghiệp, đảm bảo tất cả các bên liên quan đều hài lòng.
Dù nghe có vẻ tối ưu, thực chất CSV vẫn hướng đến tối đa hóa lợi nhuận, bắt đầu từ lợi nhuận đầu tiên - một hướng đi khác biệt so với xu hướng chung sau này yêu cầu doanh nghiệp luôn phải hài hòa cả 2 thứ: tác động xã hội và doanh số. Do đó, bà Ngọc Thảo cho biết CSV chỉ là điểm sáng khi đặt lên so sánh với CSR.
Đến giai đoạn gần đây, ta có ESG là thuật ngữ được quan tâm hàng đầu bởi các doanh nghiệp. ESG có gì khác biệt so với 2 thuật ngữ còn lại?
ESG (Environmental - Social - Governance): Môi trường - Xã hội - Quản trị doanh nghiệp
ESG là viết tắt của cụm từ Environmental (môi trường), Social (xã hội), và Governance (quản trị doanh nghiệp). Đây là bộ 3 tiêu chuẩn đo lường những yếu tố giúp doanh nghiệp xây dựng nền tảng kinh doanh bền vững trên thị trường.
Điểm số ESG sẽ được đánh giá dựa trên 3 tác động của doanh nghiệp đến môi trường, xã hội, và hiệu suất quản trị của công ty. Điểm ESG càng cao, sẽ càng tăng lợi thế cạnh tranh và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.
Theo đó, mỗi khía cạnh ESG sẽ mang ý nghĩa:
E – Environmental: Đo lường mức độ doanh nghiệp tác động đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong suốt quá trình vận hành. Ví dụ: Đo lường tổng lượng khí thải ra môi trường và đề ra mục tiêu giảm thiểu hằng năm.
S - Social: Đo lường các yếu tố xã hội và con người, như mối quan hệ hợp tác giữa công ty với đối tác, điều kiện làm việc của nhân viên. Ví dụ: Cam kết mức lương, chính sách bảo hiểm và phúc lợi cho nhân viên.
G - Governance: Đo lường mức độ minh bạch, đạo đức kinh doanh và tuân thủ các quy định địa phương của doanh nghiệp. Ví dụ: Minh bạch trong báo cáo tài chính hàng năm.
ESG hiện đang là xu hướng toàn cầu, mang tính chiến lược không chỉ cho các doanh nghiệp lớn, mà còn là doanh nghiệp tư nhân và gia đình.
ESG sẽ phù hợp với những doanh nghiệp đang đứng trước nhu cầu mở rộng kinh doanh và cần huy động vốn từ nước ngoài, đặc biệt là những quỹ đầu tư sạch, năng lượng sạch.
Nhìn chung, CSV, CSR hay ESG đều là những khái niệm chỉ một doanh nghiệp ngoài việc tạo ra lợi nhuận, còn tạo ra tác động tích cực đến môi trường và xã hội. Để biết rằng doanh nghiệp nên lựa chọn chiến lược nào giữa CSV, CSR, hay ESG để tối ưu nhất.
Thực tế triển khai áp dụng của một số doanh nghiệp
Gần nhất, một bài viết của doanh nghiệp PGT Holdings ( HNX: PGT) có nhắc tới tầm quan trọng của ESG đang dần trở thành một công cụ quan trọng để các tổ chức ra quyết định liệu có đầu tư vào một doanh nghiệp hay không.
Tại PGT Holdings, phát triển bền vững được khắc sâu trong cốt lõi của công ty là tạo ra xã hội sáng tạo, bằng cách mua bán và sáp nhập, dịch vụ nhân sự, dịch vụ tài chính như một phần của mô hình kinh doanh với tính hợp lý kinh tế triệt để.
Bằng cách này, PGT sẽ đóng góp để đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Dưới đây là những thành tích của công ty:
SDGs 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi.
SDGs 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.
SDGs 5. Đạt được bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.
SDGs 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.
SDGs 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.
SDGs 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội.
SDGs 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.
SDGs 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.
Chốt phiên giao dịch ngày 14/6, VN-Index giảm 5,04 điểm xuống 1117,42 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 928,5 triệu đơn vị, tương ứng gần 17,131 tỷ đồng. Toàn sàn có 126 mã tăng giá, 280 mã giảm giá và 51 mã đứng giá.
HNX-Index giảm 1,34 điểm xuống 228,91 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 127,2 triệu đơn vị, tương ứng hơn 2,018 tỷ đồng. Toàn sàn có 68 mã tăng giá, 126 mã giảm giá và 58 mã đứng giá.
UPCOM-Index giảm 0,18 điểm xuống 84,82 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 83,5 triệu đơn vị, tương ứng hơn 876,4 tỷ đồng. Toàn sàn có 147 mã tăng giá, 158 mã giảm giá và 72 mã đứng giá.
Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 604 tỷ đồng trên HOSE; 10,3 tỷ đồng trên HNX và 7,48 tỷ đồng trên UPCOM.
Thống kế của mã PGT trên sàn HNX.
Khép lại phiên giao dịch ngày 14/6/2023, mã PGT đóng cửa với mức 4,200 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Công ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.