ESG - Xu thế tất yếu của doanh nghiệp trên thị trường tài chính
Đóng cửa phiên ngày 17/11, VN-Index dừng ở mức 1101,19 điểm, giảm 24,34 điểm (2,16%); VN30-Index giảm 29,07 điểm (2,57%), xuống mức 1103,53 điểm.
Sắc đỏ chiếm phần lớn trên bảng giao dịch khi có tới 437 mã giảm giá, chỉ 118 mã tăng giá. Đáng chú ý, lực bán ra mạnh tại nhóm VN30 khiến sắc đỏ bao trùm bởi không có một mã nào hiện sắc xanh.
Sàn HNX đóng cửa thị trường, HNX30-Index giảm 11,84 điểm (2,43%), còn 474,45 điểm; HNX-Index dừng ở mức 226,54 điểm, giảm 3,02 điểm (1,32%). Thanh khoản tại đây cũng cao với hơn 3,000 tỷ đồng.
Trong xu hướng chuyển đổi xanh đang diễn ra trên thế giới nhằm hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững, ngày càng nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam thể hiện sự quan tâm tới các tiêu chí Môi trường-Xã hội-Quản trị (ESG). Tuy nhiên, việc lồng ghép cũng như kết hợp những tiêu chí này vào quá trình phát triển của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn.
Đặc biệt, nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa là nhóm gặp khó khăn nhiều nhất khi thiếu kiến thức về ESG, khả năng tài chính hạn hẹp. Trong buổi họp báo công bố Hội nghị ESG sẽ được tổ chức vào cuối tháng 11, Hiệp hội Doanh nghiệp Bỉ - Luxembourg cho biết đơn vị này hướng đến ưu tiên hỗ trợ các SME Việt Nam trong việc tiếp cận thông tin và công cụ để có thể thực hành ESG.
Thông qua chuỗi hội thảo và các phiên thảo luận chuyên đề về nông nghiệp bền vững, giảm phát thải carbon… các phương pháp hoặc các sáng kiến về phát triển bền vững sẽ được triển khai. Các doanh nghiệp EU thông qua hợp tác với các Hiệp hội ngành nghề trong nước sẽ hỗ trợ nhiều cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam.
Ông Bart Verheyen - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Bỉ - Luxembourg cho biết: "Hơn một nửa doanh nghiệp thừa nhận họ gặp khó khăn do thiếu các quy định minh bạch. Chúng tôi hướng đến các ví dụ và nghiên cứu điển hình từ các công ty Bỉ, Luxembourg, châu Âu và các cách tiếp cận đổi mới. Cần những hướng dẫn rõ ràng, lộ trình tổng thể cho quốc gia và một sân chơi bình đẳng cho các ngành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy các chiến lược ESG".
Đối với các mục tiêu phát triển bền vững, Ngân hàng Thế giới cũng khuyến nghị Việt Nam có thể tìm sự hỗ trợ quốc tế có thể giúp đảm bảo rằng các khoản đầu tư lớn hướng đến Net Zero không làm giảm các khoản đầu tư sản xuất quan trọng.
Ông Karl Van Bossche - Đại sứ Vương quốc Bỉ tại Việt Nam cho biết: "Các quy định của châu Âu liên tục thay đổi cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong khi đó nhóm các doanh nghiệp nhỏ và vừa, về khả năng tiếp cận cũng như thực hành các quy định về ESG vẫn hạn chế. Theo tôi, các vấn đề ESG sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến chính sách của chính phủ và định hướng của doanh nghiệp. Tìm một cách tiếp cận phù hợp, cộng với kinh nghiệm quốc tế từ các nước EU có thể là giải pháp".
Với các rào cản của thực thi ESG hiện nay được chỉ ra, các doanh nghiệp EU cho biết sẽ hướng đến áp dụng các sáng kiến, hỗ trợ kỹ thuật để thúc đẩy thực thi ESG hiệu quả.
Doanh nghiệp vẫn thiếu thông tin, nguồn lực trong thực hành ESG
Theo các chuyên gia, ESG không chỉ là cam kết của doanh nghiệp mà là đòi hỏi thực sự của cuộc sống và thị trường, đòi hỏi của người tiêu dùng với rất nhiều luật lệ.
Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức đầy đủ về ESG đối với sự phát triển, lợi thế cạnh tranh của mình, cũng như những cơ hội và cả thách thức mà ESG đem lại.
Theo đó, các doanh nghiệp tiên phong trong ESG đều là các công ty có quy mô lớn, các doanh nghiệp FDI và là các doanh nghiệp có định hướng xuất khẩu, quan tâm đến các yêu cầu của thị trường liên quan phát triển bền vững.
Với việc nhiều doanh nghiệp Việt Nam có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa, cần thẳng thắn nhìn nhận ESG vẫn là khái niệm khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Những doanh nghiệp này bản thân đã có nhiều hạn chế, khó khăn cố hữu, như thiếu vốn, yếu về khoa học công nghệ, kỹ năng quản trị kém... Trong các khảo sát gần đây, các doanh nghiệp cho biết, thách thức đầu tiên trong thực hành ESG là thiếu thông tin và kiến thức, đa số doanh nghiệp băn khoăn phải bắt đầu từ đâu, làm như thế nào, thực hành có tốn kém hay không…
Ngoài ra, để thực hành ESG, chẳng hạn như tuân thủ yêu cầu về môi trường, cần cải tiến công nghệ, áp dụng nguồn năng lượng mới…, tất yếu phải có nguồn lực kể cả về tài chính và con người.
ESG là cơ hội để giúp doanh nghiệp phát triển
Các doanh nghiệp cần nhìn nhận ESG không phải là gánh nặng về chi phí, mà cần coi đó là khoản đầu tư, và đầu tư để thu lại lợi ích.
Theo chuyên gia, khi thực hành ESG sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ tuân thủ đúng quy định pháp luật mà còn đáp ứng yêu cầu thị trường, dẫn đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sẽ cao hơn và từ đó sẽ có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn xanh dễ dàng hơn.
Các khái niệm phát triển ở khối doanh nghiệp, trong đó có ESG có liên quan đến nhau, và ESG chính là công cụ lượng hóa để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
Từ góc nhìn doanh nghiệp, việc tiếp cận thông tin để có sự hiểu biết đầy đủ và nắm vững công cụ là một thách thức không chỉ riêng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mà kể cả doanh nghiệp có quy mô lớn.
"ESG là cam kết có đo lường bằng chỉ tiêu và đó là một thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam và trên thế giới nói chung về thực thi ESG". Theo đó, các doanh nghiệp có thể áp dụng các bộ chỉ tiêu để căn cứ vào đó lượng hóa các tiêu chí ESG và áp dụng vào thực tế doanh nghiệp.
Thực tế triển khai áp dụng của một số doanh nghiệp
Gần nhất, một bài viết của doanh nghiệp PGT Holdings ( HNX: PGT) có nhắc tới tầm quan trọng của ESG đang dần trở thành một công cụ quan trọng để các tổ chức ra quyết định liệu có đầu tư vào một doanh nghiệp hay không.
Tại PGT Holdings, phát triển bền vững được khắc sâu trong cốt lõi của công ty là tạo ra xã hội sáng tạo, bằng cách mua bán và sáp nhập, dịch vụ nhân sự, dịch vụ tài chính như một phần của mô hình kinh doanh với tính hợp lý kinh tế triệt để.
Bằng cách này, PGT sẽ đóng góp để đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Dưới đây là những thành tích của công ty:
SDGs 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi.
SDGs 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.
SDGs 5. Đạt được bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.
SDGs 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.
SDGs 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.
SDGs 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội.
SDGs 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.
SDGs 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.
Khép lại phiên giao dịch ngày 17/11/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,200 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Giá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm khoảng 50-150 đồng/lít, trong khi giá dầu diesel có khả năng tiếp tục tăng.