EU là thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá rô phi Việt Nam

Xuất nhập khẩu
09:35 AM 14/02/2024

EU tiếp tục là thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá rô phi từ Việt Nam với 2 triệu USD trong năm 2023.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xuất khẩu cá rô phi Việt Nam năm 2023 đạt hơn 6 triệu USD sang các thị trường, giảm 42% so với năm 2022. Quý IV/2023, ghi nhận mức giá trị cao nhất của thị trường này khi tăng trưởng dương liên tục cả 3 tháng, sau khi sụt giảm liên tiếp 9 tháng đầu năm.

EU là thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá rô phi Việt Nam. Ảnh: Công Thương

EU là thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá rô phi Việt Nam. Ảnh: Công Thương

Trong đó, thị trường EU tiêu thụ hơn 2 triệu USD, tiếp tục là thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá rô phi từ Việt Nam. Quý IV/2023, ghi nhận mức giá trị cao nhất của thị trường này khi tăng trưởng dương liên tục cả 3 tháng, sau khi sụt giảm liên tiếp 9 tháng đầu năm.

Đứng sau EU, Mỹ tiêu thụ gần 1 triệu USD trong năm 2023, giảm 71% so với năm 2022. Cá rô phi đông lạnh là sản phẩm được ưa thích của người tiêu dùng tại Mỹ. 11 tháng đầu năm 2023, Mỹ nhập khẩu 84.822 tấn phile cá rô phi đông lạnh từ thế giới, tăng 13% so với cùng kỳ.

Cá rô phi là một loài nuôi phát triển nhanh với sản lượng tăng. Cá rô phi có nguồn gốc nhiệt đới. Đến nay đã biết được có khoảng gần 100 loài cá rô phi, trong đó khoảng 10 loài có giá trị kinh tế. Một vài loài cá rô phi có những đặc điểm nổi trội như cá rô phi vằn, cá rô phi đỏ (cá điêu hồng), cá rô phi đơn tính,.., hiện được nuôi rộng rãi ờ nước ta để làm thực phẩm cho nhân dân và cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Cá rô phi được bán rộng rãi tại các chợ, siêu thị tại Việt Nam và đến nay, đã có hơn 100 quốc gia nuôi loại cá này.

Theo Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), về sản lượng cá rô phi năm 2023, diện tích nuôi của nước ta đạt 30.000 ha với sản lượng 270 nghìn tấn, tăng 3,8% so với năm 2022.

Theo các chuyên gia, để phát triển hơn nữa, ngành công nghiệp cá rô phi Việt Nam cần phải tìm cách sản xuất được sản phẩm chất lượng theo hướng thực hành sản xuất tốt nhất, nhất là phải tìm cách xây dựng được các chiến lược quản lý sức khỏe vật nuôi hiệu quả cao đối với nuôi cá bè. 

Điều này đòi hỏi phải xem xét việc chọn địa điểm nuôi, kết cấu bè, mật độ cá thả, chất lượng thức ăn. Cùng đó, việc sản xuất giống, đặc biệt là các chiến lược giai đoạn ương giống để sản xuất số lượng lớn, cá giống khỏe mạnh, chất lượng cao để thả giống trong bè; sử dụng vaccine phòng bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng cho cá nuôi… cũng là những vấn đề then chốt cần phải quan tâm.

An Mai (t/h)
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.