EVN đặt mục tiêu cũng cấp 100% dịch vụ điện trực tuyến mức độ 4
Theo kế hoạch tổng thể chuyển đổi số của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (EVN) đến hết năm 2022, EVN đặt mục tiêu cung cấp 100% dịch vụ điện trực tuyến mức độ 4 và số khách hàng tham gia giao dịch trực tuyến mức độ 4 đạt tỷ lệ 90%.
Tập đoàn cũng đặt mục tiêu, 100% hồ sơ công việc trong lĩnh vực KD&DVKH được xử lý trên môi trường mạng theo phương thức điện tử; tỷ lệ khách hàng giao dịch theo phương thức điện tử đạt 90%.
Cũng hết năm 2022, Tập đoàn sẽ số hóa 100% hồ sơ, hợp đồng với khách hàng mới bằng phương thức cung cấp hợp đồng mua bán điện điện tử.
Trong công tác chăm sóc khách hàng, tới hết năm 2022, ít nhất 30% các yêu cầu khách hàng qua Trung tâm CSKH được tiếp nhận xử lý tự động. Cùng đó chuẩn hóa, thống nhất các kênh cung cấp dịch vụ đến khách hàng của các Tổng công ty Điện lực (tổng đài, App CSKH, website CSKH,…) để thiết kế trải nghiệm khách hàng thống nhất toàn EVN. Theo đó, khách hàng có thể tự quản lý tình hình sử dụng điện trực tuyến; ước tính sản lượng điện sử dụng; cá nhân hóa chăm sóc khách hàng.
EVN sẽ chuẩn hóa, thống nhất các kênh cung cấp dịch vụ đến khách hàng của các Tổng công ty Điện lực. Ảnh ĐVCC
Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh và Tổng công ty Điện lực TP. HÀ Nội được Tập đoàn giao nhiệm vụ thí điểm triển khai "CSKH qua mạng xã hội", triển khai hệ sinh thái khách hàng, thí điểm ứng dụng đánh giá điểm hài lòng khách hàng qua App CSKH…
Đối với công tác hiện đại hóa công tơ đo đếm điện, EVN giao Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) và Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) thử nghiệm công tơ thông minh; xây dựng, triển khai đề án thí điểm hạ tầng đo đếm tiên tiến (AMI). Đánh giá và triển khai nhân rộng trong tương lai theo lộ trình phát triển lưới điện thông minh của Chính phủ.
EVNCPC và EVNHCMC còn được Tập đoàn giao nhiệm vụ thí điểm về ứng dụng hiện trường cho khối phân phối, với mục tiêu 100% các công việc hiện trường của lĩnh vực KD&DVKH được thực hiện trên thiết bị di động và cập nhật on-line về hệ thống quản trị điều hành tại văn phòng. Trang bị thiết bị thông minh và phần mềm ứng dụng hiện trường số hóa các công tác chưa được số hóa như: Giải quyết yêu cầu, kiến nghị khách hàng, công tác treo tháo công tơ định kỳ, công tác ngừng giảm cung cấp điện…
Một nhiệm vụ chuyển đổi số khác được Tập đoàn giao Tổng công ty Điện lực miền Nam: thực hiện bổ sung, hoàn thiện các tiện ích của nền tảng EVNSolar để kết nối khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư và các tổ chức tài chính để phát triển điện mặt trời mái nhà…
Giai đoạn tới hết 2025, EVN phấn đấu một số chỉ tiêu chuyển đổi số trong công tác kinh doanh – dịch vụ khách hàng, gồm: chỉ số tiếp cận điện năng đạt ngang bằng các nước ASEAN; lắp đặt 100% công tơ điện tử tại tất cả các Tổng công ty Điện lực; cung cấp cho khách hàng số liệu đo đếm thông qua App CSKH theo hướng online toàn diện.
Để thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số trên, Tập đoàn thành lập 5 nhóm công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực công tác kinh doanh – dịch vụ khách hàng; thực hiện báo cáo đánh giá về hiện trang hoạt động của từng nhiệm vụ và kế hoạch dự kiến triển khai chi tiết; đảm bảo thực hiện chuyển đổi số đúng lộ trình, trúng mục tiêu.
Trương Hưng - Minh HạnhTrong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải, lãi suất được duy trì ở mức thấp. GDP của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức 6,8% năm 2024, nhờ xuất khẩu và công nghiệp giữ đà tích cực.