EVNCPC hoàn thành nhiệm vụ cung cấp điện cho sự phát triển miền Trung – Tây Nguyên
Không chỉ đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, cung cấp điện cho hơn 4,5 triệu khách hàng trên địa bàn quản lý; đời sống, việc làm, thu nhập của cán bộ nhân viên, người lao động ở 13 tỉnh, thành phố miền Trung – Tây Nguyên luôn ổn định, xây dựng EVNCPC ngày càng phát triển.
Đề cập đến yếu tố then chốt quyết định của việc hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu Nghị quyết Hội nghị đại biểu Người lao động Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) lần thứ V (2020-2022), ông Ngô Tấn Cư – Thành viên HĐTV kiêm Tổng giám đốc EVNCPC khẳng định, thành quả đó chính là nhờ tinh thần đoàn kết, quyết tâm, sáng tạo của từng CBCNV-người lao động.
Hai năm liên tiếp vừa qua, EVNCPC phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đó là đại dịch Covid-19 với nhiều đợt bùng phát phải giãn cách toàn xã hội và phong tỏa nghiêm ngặt nhiều khu vực. Cùng vào đó, các đợt mưa bão, áp thấp nhiệt đới vào các tháng cuối năm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD). Trong vô vàn khó khăn ấy, ngoài việc kinh doanh hiệu quả dựa trên nền tảng CNTT và dịch vụ chất lượng cao phục vụ các yêu cầu khách hàng, thì chỉ có tinh thần đoàn kết và quyết tâm cao của hơn 11.000 CBCNV- người lao động trong toàn EVNCPC mới góp phần hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
Theo đó, điện thương phẩm tăng dần qua các năm: năm 2020 đạt 19,1 tỷ kWh; năm 2021 đạt 20,3 tỷ kWh; 7 tháng đầu 2022 đạt 12,3 tỷ kWh, tăng 3,9% so với cùng kỳ, đạt 57,6% kế hoạch năm. Tổn thất điện năng giảm qua từng năm, cụ thể năm 2020: 4,65% ; năm 2021: 4,43%.
Độ tin cậy cung cấp điện cải thiện rõ rệt, với thời gian mất điện trung bình/khách hàng (SAIDI) giảm theo từng năm 2020 là 531,95 phút; năm 2021 còn 354,65 phút; 7 tháng năm 2022 đạt 131,45 phút, giảm 14,7% so với cùng kỳ. Đầu tư xây dựng trong hai năm 2020, 2021 bình quân mỗi năm đầu tư 6.151 tỷ đồng.
Người lao động của EVNCPC nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của việc ứng dụng các công nghệ mới, CNTT nhằm tăng năng suất lao động. Trong đó, công nghệ sửa chữa nóng, vệ sinh cách điện hotline bằng nước áp lực cao tiếp tục được áp dụng và phát huy hiệu quả. Các phần mềm dùng chung của EVN, EVNCPC được các đơn vị thành viên sử dụng, vận hành ổn định. Nhiều giải pháp/phần mềm mới được triển khai để phục vụ công tác quản lý điều hành và SXKD.
"Người lao động của EVNCPC đã ghi dấu thành công năm 2020 với Năm An toàn an lao động để từ cơ sở đó cộng với những chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh, quản lý, điều hành đã giúp Tổng công ty xếp hạng Nhất trong khối Tổng công ty Điện lực của EVN. Năm 2021 và 7 tháng đầu năm 2022 tiếp tục không có tai nạn lao động", Tổng giám đốc Ngô Tấn Cư cho hay.
Để đáp ứng chất lượng lao động được bổ sung hàng năm, EVNCPC đã tổ chức tuyển dụng tập trung đối với lao động có trình độ Đại học trở lên để phân bổ về cho các đơn vị trực thuộc một cách công khai công khai, minh bạch; đồng thời thực hiện kiểm soát chặt chẽ công tác tuyển dụng công nhân của các đơn vị. EVNCPC hiện có 39 kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN. Trong giai đoạn này, EVNCPC tổ chức thành công hai đợt thi tuyển Phó Giám đốc đơn vị cấp 3, kết quả 16/35 ứng viên trúng tuyển. Việc tổ chức tuyển chọn cán bộ bằng hình thức thi tuyển đã tạo cơ hội, động lực cho các cán bộ trẻ, tâm huyết với ngành được thử sức mình, giúp EVNCPC chọn được cán bộ quản lý có năng lực.
Người lao động EVNCPC tích cực tham gia thi đua lao động sản xuất dưới nhiều hình thức và các phong trào này đã có tác động tích cực đối với các hoạt động SXKD. Kết quả, năm 2020 EVNCPC được tặng Huân chương Lao động hạng Nhất; 01 tập thể và 01 cá nhân được tặng Huân chương Lao động hạng Ba; 03 tập thể và 05 cá nhân được tặng Bằng khen Thủ tướng Chính phủ; 17 Chiến sĩ thi đua Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Trong hai năm 2020 và 2021 toàn EVNCPC có 787 Chiến sĩ thi đua cơ sở; 150 Bằng khen của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; 334 Bằng khen của EVN; 1.223 Giấy khen của EVNCPC và nhiều Bằng khen, Giấy khen của các cấp, Bộ, ngành, địa phương...
Các đơn vị trong toàn EVNCPC đã thực hiện tốt quy định của Bộ luật Lao động, giải quyết kịp thời chế độ nâng lương hàng năm cho CBCNV, chế độ BHXH cho người lao động khi ốm đau, thai sản, nghỉ hưởng chế độ hưu trí, nghỉ hưu trước tuổi được hưởng các khoản đãi ngộ theo Quy chế đãi ngộ, Thỏa ước lao động tập thể...
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghề cũng được EVNCPC quan tâm với tổng số lượt cán bộ tham gia đào tạo từ 2020 đến tháng 7/2022 là 90.890 lượt. EVNCPC đã xây dựng 30 bài giảng Elearning, hình thức đào tạo này giúp người học tiết kiệm được thời gian, công sức, có thể học mọi lúc mọi nơi, học nhiều lần, tiết kiệm chi phí đào tạo. Đồng thời đã xây dựng bộ đề thi với 27.006 câu hỏi trắc nghiệm an toàn, lý thuyết và 938 đề thực hành các ngành nghề áp dụng trong toàn EVNCPC.
EVNCPC cũng chú trọng công tác chăm lo thăm hỏi, động viên, trợ cấp CBCNV và gia đình với tổng kinh phí gần 32,8 tỷ đồng cho hoạt động nữ công các cấp, hoạt động văn hóa-thể thao, xây dựng nhà Mái ấm Công đoàn và hỗ trợ sửa nhà... Bên cạnh quyền lợi, CBCNV đều thực hiện tự giác, thể hiện đầy đủ trách nhiệm của mình đối với cộng đồng xã hội với tổng số tiền ủng hộ cho công tác xã hội từ nguồn Quỹ phúc lợi và đóng góp của CBCNV là 69 tỷ đồng. Qua đó được chính quyền địa phương và đông đảo khách hàng đánh giá cao.
Phùng Sơn - Nguyễn TuấnTheo nghiên cứu về nền kinh tế số Việt Nam của tập đoàn Google, dự báo đến năm 2030, giá trị tác động kinh tế hàng năm của công nghệ số tại Việt Nam có thể đạt đến 1.733 nghìn tỷ đồng, tương đương 74 tỷ USD.