EVNCPC: Sẵn sàng kích hoạt phương án ứng phó mùa mưa bão
EVNCPC đã hoàn thành kiểm tra và kiểm soát việc khắc phục các tồn tại sau kiểm tra để chuẩn bị tốt công tác phòng chống thiên tai.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong năm 2022 có từ 10 đến 12 cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, trong đó có 4 đến 6 cơn bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Bão xảy ra dồn dập và có cường độ mạnh trong những tháng cuối năm từ tháng 10 đến tháng 11, khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ Tây Nguyên nguy cơ cao xảy ra mưa lớn; các sông Trung Bộ và Tây Nguyên khả năng xuất hiện từ 2 đến 3 đợt lũ lớn. Nhận định về lượng mưa, khu vực miền Trung, Tây Nguyên năm nay có thể xuất hiện lũ lớn, diễn biến phức tạp.
Theo dự báo, từ nay đến tháng 2/2023, trên khu vực Biển Đông có khoảng 8 - 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta khoảng từ 3 - 5 cơn. Cơ quan khí tượng cảnh báo bão có hướng di chuyển phức tạp và mưa lớn dồn dập tại khu vực miền Trung trong các tháng cuối năm 2022 và từ tháng 10 – 11/2022, khu vực Trung Bộ và Nam Bộ dự báo lượng mưa cao hơn trung bình nhiều năm, cảnh báo nguy cơ cao xảy ra mưa lớn dồn dập.
Trước dự báo diễn biến hết sức phức tạp của mưa bão, sau khi nhận được các công điện của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương; Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về việc chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, EVNCPC đã triển khai kích hoạt chuẩn bị phương án phòng cống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) chuẩn bị mùa mưa bão 2022 bằng công điện số 80/CĐ-EVNCPC ngày 14/9/2022.
Theo đó, EVNCPC đã yêu cầu các đơn vị thành viên kiểm tra, rà soát lại phương án PCTT&TKCN theo phương châm bốn tại chỗ, cập nhật bổ sung, điều chỉnh sát với thực tế vận hành, diễn biến của từng đơn vị để có phương án PCTT&TKCN hiệu quả nhất, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với mưa bão xảy ra.
Cụ thể, các đơn vị phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác phát quang, chặt tỉa cây ngoài hành lang có khả năng ngã đổ gây sự cố trước mùa mưa bão; kiểm tra hạ tầng hệ thống viên thông dùng riêng và công nghệ thông tin, đảm bảo an toàn thông tin liên lạc phục vụ SXKD khi có ảnh hưởng của thiên tai; khẩn trương hoàn thành xử lý các tồn tại, các vị trí khắc phục tạm sau bão lụt các năm trước, đặc biệt quan tâm và đã hoàn thành xử lý 02 vị trí xung yếu sạt lở trên đường dây 110kV (tại VT 31 XT 174 đường dây 110kV Phước Sơn – Đăk Mi 4B và VT 18 đường dây 110kV mạch kép Vĩnh Sơn – Vĩnh Sơn 5); các công ty điện lực (CTĐL) thống kê các vị trí xung yếu, tổ chức tăng cường theo dõi trong mùa mưa bão; thống kê vật tư thiết bị dự phòng, các cột sắt lắp ghép tạm đang có để khi cần điều động khẩn cấp; rà soát và có phương án đảm bảo an toàn cho các công trình đầu tư xây dựng đang triển khai thi công; chuẩn bị nhân lực, trang thiết bị, công cụ, dụng cụ, hậu cần của đội xung kích PCTT đảm bảo phù hợp.
Trước đó, EVNCPC và các đơn vị thành viên đều đã rà soát, củng cố lại ban chỉ huy, đội xung kích PCTT&TKCN. EVNCPC đã hoàn thành kiểm tra và kiểm soát việc khắc phục các tồn tại sau kiểm tra để chuẩn bị tốt công tác PCTT trước mùa mưa bão; xây dựng kịch bản, hoàn thành diễn tập PCTT&TKCN năm 2022.
Ngoài ra, để kịp thời khắc phục nhanh sự cố và huy động hỗ trợ các đơn vị trong EVNCPC khi cần thiết, EVNCPC đã yêu cầu các CTĐL, Công ty Dịch vụ, Công ty Thí nghiệm điện thành lập từ 1 đến 2 đội xung kích ứng phó sự cố, khắc phục hậu quả sau mưa bão, mỗi đội có đầy đủ về nhân sự, trang bị xe chuyên dụng, công cụ, dụng cụ, cột sắt lắp ghép tạm, hậu cần, sẵn sàng. Đến nay, EVNCPC đã thành lập 28 đội xung kích tại các đơn vị, với 764 người, 98 phương tiện, 668 trang bị an toàn, dụng cụ thi công; 159 cột sắt lắp ghép tạm để sẵn sàng huy động khắc phục hậu quả sau mưa bão...
Nguyễn TuấnTrong báo cáo mới cập nhật, SSI Research dự báo ngành hàng không Việt Nam trong năm 2025 dự kiến sẽ được tiếp sức mạnh mẽ nhờ ba yếu tố then chốt.