Eximbank: Thay mới lãnh đạo và cơ hội tái lập vị thế mới
Theo danh sách cổ đông sở hữu từ 1% tại Eximbank mới cập nhật, có thể thấy bóng dáng cổ đông lớn ở ngân hàng này là những doanh nghiệp lớn, trong đó có Tập đoàn Bamboo Capital và một doanh nghiệp khác có tỷ lệ sở hữu từ 10% trở lên. Điều đó cho thấy cổ đông ở ngân hàng này đã “cô đặc” lại, là “làn gió mới” giúp Eximbank có bước phát triển mới.
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ông Nguyễn Hồ Nam được bổ nhiệm vị trí Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chủ tịch HĐQT) Eximbank. Ngay sau khi được bổ nhiệm tại Eximbank, ông Nam đã xin từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Bamboo Capital và làm Chủ tịch Hội đồng chiến lược cũng như dành thời gian tìm kiếm hướng đi mới cho tập đoàn.
Việc ông Nguyễn Hồ Nam làm Phó Chủ tịch HĐQT Eximbank với tỷ lệ gần như tuyệt đối (99%) tại đại hội, thể hiện được sự tín nhiệm tuyệt đối của các cổ đông lớn, phát tín hiệu thời kỳ hoà hợp của các cổ đông Eximbank, tạo tiền đề để ngân hàng trở lại đường đua xanh.
Con số 99% này rất có ý nghĩa và phần nào nói lên tỷ lệ cổ phần mà nhóm cổ đông có liên quan tới Bamboo Capital đang nắm giữ hiện nay là rất lớn. Theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng năm 2024, tỷ lệ sở hữu cổ phần tại các ngân hàng của các nhóm cổ đông có liên quan là 15%.
Cổ đông lớn hậu thuẫn, Eximbank có trở lại thời đỉnh cao?
Eximbank từng là 1 ngân hàng hàng đầu trong hệ thống, được xem là "ngôi sao" với khối tài sản hàng trăm nghìn tỷ và huy động vốn hàng năm cũng hơn 100.000 tỷ đồng.
Tại thời kỳ đỉnh cao năm 2011, Eximbank giữ vị trí thứ 4 tại "cuộc đua" lợi nhuận giữa các ngân hàng, chỉ xếp sau Vietinbank, Vietcombank và BIDV. Tuy nhiên, từ năm 2011 trở đi, tình hình tài chính của Eximbank liên tục lao dốc và chạm đáy tại năm 2015.
Từ năm 2015 đến nay, kết quả kinh doanh của Eximbank dần phục hồi với nhiều tín hiệu tích cực khi đón nhận các cổ đông mới, trong đó có Bamboo Capital, giới tài chính kỳ vọng nhiều về tương lai xán lạn hơn của nhà băng này. Bởi nguyên nhân chính đến từ sức mạnh nội tại của các cổ đông lớn này.
Với sự hiện diện của lãnh đạo cao nhất Bamboo Capital, Eximbank sẽ nhận được sự hậu thuẫn gián tiếp từ hệ sinh thái của tập đoàn này. Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) là tập đoàn đa ngành với hơn 60 công ty thành viên, trọng tâm là năng lượng tái tạo, bất động sản, xây dựng và dịch vụ tài chính, bảo hiểm. Tính đến 30/6/2024, Bamboo Capital có vốn chủ sở hữu là 21.300 tỷ đồng, tổng tài sản hơn 45.300 tỷ đồng. Hiện Bamboo Capital đang hợp tác với nhiều đối tác lớn trên thế giới như Singapore Power, Leader Energy (Singapore) Sembcorp, SUS (Thượng Hải), Power China (Trung Quốc), SK (Hàn Quốc), GS (Hàn Quốc), Hanwha (Hàn Quốc)....
Trong đó, "con cưng" BCG Energy (UPCoM: BGE) thuộc hệ sinh thái Bamboo Capital lọt Top 3 doanh nghiệp năng lượng của Việt Nam hiện nay. BCG Energy có vốn điều lệ là 7.300 tỷ đồng, tổng tài sản gần 20.000 tỷ đồng. Ngoài việc triển khai các dự án điện mặt trời, điện gió và điện rác, BCG Energy cũng đang nghiên cứu mảng điện khí LNG và công nghệ dự trữ điện.
Với loạt dự án năng lượng quy mô lớn đang triển khai, dự kiến trong vòng 3 năm tới, tổng tài sản của BCG Energy sẽ tăng lên tới hơn 70.000 tỷ đồng, quy mô phát điện lên gần 2 GW.
Theo đánh giá, Việt Nam đang trong quá trình phát triển kinh tế, nhu cầu sử dụng điện năng tăng trưởng nhanh qua từng năm. Tình hình thời tiết nắng nóng cực đoan, hạn hán khiến lượng nước các thủy điện giảm mạnh. Trong bối cảnh đó, năng lượng tái tạo đang là giải pháp năng lượng thay thế tiềm năng nhất cho năng lượng truyền thống, đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
Do đó, ở góc độ tích cực hơn, với sự hậu thuẫn trực tiếp, gián tiếp từ những "ông lớn", nhà đầu tư có thể hy vọng vào một Eximbank tươi sáng trong tương lai, tái lập vị thế Top đầu khối ngân hàng tư nhân tại hơn một thập kỷ trước.
NKTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.