FDI “Rót vốn” vào lĩnh vực công nghệ thông tin đạt 4 tỷ USD trong năm 2021.
Tại diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên ngày 18/2/2022 với chủ đề "Phục hồi và phát triển chuỗi cung ứng trong bối cảnh mới" đã được tổ chức nhằm chuẩn bị cho phiên cao cấp đã diễn ra vào ngày 21/2.
Tại đây, 11 nhóm vấn đề đã được trình bày, gồm: nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, điện và năng lượng, khoáng sản, kinh tế số, đầu tư thương mại, thuế và hải quan, du lịch, môi trường, giáo dục đào tạo và nhân lực.
Vấn đề nổi bật được các nhóm công tác khái quát gồm: một số vướng mắc trong thực thi pháp luật; các vấn đề liên quan đến thể chế chính sách và kiến nghị hoàn thiện.
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF)
Đáng chú ý có kiến nghị của nhóm công tác về kinh tế số. Theo đó, các ý kiến đều đồng thuận rằng, Chính phủ có vai trò tiên phong trong chuyển đổi số và cùng cần với các các ban ngành chức năng, địa phương triển khai nhiều biện pháp tích cực hơn nữa để thúc đẩy tiến trình số hóa và giảm phát thải khí carbon; tăng cường đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup); tham gia vào các hiệp định kinh tế số và thúc đẩy chia sẻ hạ tầng để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Đại dịch làm thay đổi hành vi xã hội và "tàn phá" nền kinh tế toàn cầu nhưng đồng thời cũng tạo cơ hội cho một số ngành nhất định phát triển. Trong khi các ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh trực tiếp hay tại chỗ gặp nhiều khó khăn trong đại dịch thì những ngành nghề dựa trên nền tảng công nghệ số, công nghệ thông tin và truyền thông như giải pháp họp trực tuyến, thương mại điện tử, dịch vụ phát trực tuyến, dịch vụ giao nhận... lại có bước tăng trưởng mạnh mẽ.
Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ thông tin vào Việt Nam cũng ngày càng tăng cao. Vốn đầu tư FDI trong lĩnh vực công nghệ thông tin đạt 4 tỷ USD với 2.355 dự án trong năm 2021.
Công nghệ thông tin là một trong những lĩnh vực nằm trong kế hoạch có thể triển khai trong năm 2022 của PGT Holdings. Lĩnh vực này giúp doanh nghiệp có khả năng hiện thực hóa những mục tiêu phát triển của doanh nghiệp, thực hiện những ý tưởng công nghệ sáng tạo và thực tế; công ty có sự phát triển, định hình rõ ràng. Đồng thời, phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin cũng khẳng định tiềm năng về kinh doanh để phát triển vững mạnh.
Công ty cổ phần PGT Holdings đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng với công ty cổ phần IENT.
Nổi bật trong năm 2021, sự kiện hợp tác của PGT Holdings (HNX: PGT) và Công ty Cổ phần IENT_Nhật Bản là một thương vụ hợp tác nổi bật về dự án công nghệ.
Ient là một công ty phát triển chuyển đổi số dựa trên các giải pháp OMO với việc ứng dụng công nghệ tiên tiến chuyển đổi số trong các ngành công nghiệp nội địa ở Nhật Bản, cho phép bạn có thể đặt hàng trực tiếp các mặt hàng miễn thuế mà người nước ngoài mua khi đi du lịch Nhật Bản. Ient là doanh nghiệp thiết kế trang "Tax Free Online.jp" và cũng là doanh nghiệp đầu tiên được cấp phép bởi Cơ quan Thuế Quốc gia Nhật Bản cho "Dịch vụ đặt hàng trực tuyến miễn thuế và có thể thực hiện thông qua điện thoại cá nhân."
PGT Holdings vô cùng vinh dự với việc vinh dự là doanh nghiêp Việt thực hiện việc xúc tiến Thương mại sẽ quảng bá trang "Tax Free Online" đến những người đang có kế hoạch đến thăm, công tác tại Nhật Bản thông qua các phương tiện truyền thông hoặc các mạng lưới (network) của công ty với tư cách là đối tác đầu tiên của Ient tại Việt Nam, tạo sự cân bằng cung cầu, đem lại sự tiện lợi, giảm thiểu chi phí tốt nhất nhất cho khách hàng đến với Nhật.
Theo các chuyên gia kinh tế Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế số trong khu vực Đông Nam Á. Với quy mô 19 tỷ USD năm 2019, nền kinh tế Internet của Việt Nam có bước phát triển mạnh nhất trong khu vực.
Đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng thích ứng và tốc độ phát triển của nền kinh tế số Việt Nam, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Chính phủ cần tiên phong trong chuyển đổi số, khuyến khích quá trình thay đổi. Chính phủ cần ban hành các "chính sách ưu tiên đám mây" để định hướng và khuyến khích áp dụng các mô hình và công nghệ điện toán đám mây trong các cơ quan nhà nước và các tổ chức khác. Từ đó, nâng cao tính minh bạch, cung cấp các dịch vụ sáng tạo hơn cho người dân và giảm chi phí công nghệ thông tin cho khu vực công.
Về khung pháp lý, nhóm công tác cho rằng, khung pháp lý hiện tại chưa đảm bảo sự ổn định và phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ công nghệ. Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Công nghệ thông tin rất mang tính lãnh thổ. Khung pháp lý tại Việt Nam vẫn còn chậm trễ trong việc điều chỉnh các vấn đề liên quan đến công nghệ.
Các quy định liên quan đến An ninh mạng và Bảo vệ dữ liệu cá nhân hiện tại vẫn chưa được xây dựng hoàn chỉnh. Việt Nam chưa ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng mặc dù luật đã được thông qua từ 3 năm trước.
Ngoài ra, khung chế tài xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp vi phạm hoặc không tuân thủ luật cũng chưa được xác định cụ thể.
Việt Nam cần khuyến khích đổi mới không gian số thông qua hệ thống thuế. Ví dụ, Việt Nam đã đạt được thành công lớn trong việc thúc đẩy ngành công nghiệp phần mềm thông áp dụng thuế VAT 0% đối với phần mềm xuất khẩu.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến chuyển đổi số trong doanh nghiệp và Chính phủ. Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số đã và đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai thực hiện nhiều năm qua. Có thể nói rằng, dư địa hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực kinh tế số thời gian tới là rất rộng mở.
Quay trở lại với sự hợp tác của Công ty cổ phần PGT Holdings và công ty cổ phần Ient, điểm nổi bật và sự khác biệt mà các doanh nghiệp nước người đi trước chúng ta đó là trang "Tax Free Online.jp" mua sắm với dịch vụ miễn thuế".
Tất cả các sản phẩm được bán trên trang "Tax Free Online" điều được miễn thuế 10% giá cả không thay đổi hoặc cạnh tranh với giá thị trường bao gồm các sản phẩm là đặc sản địa phương (đồ uống, thực phẩm, bánh kẹo), hàng thủ công truyền thống (trục treo, đồ sơn mài, quần áo chỉ bằng giấy Nhật Bản) cho đến các mô hình nhựa robot, đồ uống có cồn, dược phẩm, thiết bị điện (đồ gia dụng trang trí), mỹ phẩm / chăm sóc da, thực phẩm bổ sung, móc khóa v.v.
Quay trở lại với thị trường chứng khoán ngày hôm nay 24/2/2022, VN-Index mất hơn 17 điểm giữa căng thẳng trời Âu (giữa Nga và Ukraine). VN-Index giảm 17,45 điểm (1,15%) còn 1.494,85 điểm, HNX-Index giảm 7,66 điểm (1,73%) xuống 434,88 điểm.
Cổ phiếu PGT Holdings khép lại phiên giao dịch ngày hôm nay 24/2 khóp lệnh thành công 53,700 cổ phiếu, với mức giá giao động 9,900 – 10,600 VNĐ.
Thông tin doanh nghiệp
PGT tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư. Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào 2 công ty. Một là công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính và Công ty thứ hai là Công ty Nguồn Nhân Lực.
Trong năm 2022, PGT Holdings đang từng bước thực hiện hóa những mục tiêu trong kế hoạch M&A, công bố thông tin minh bạch để các nhà đầu tư rót vốn sinh lời. Bên cạnh đó, cũng bật mí thêm những thông tin trong các kế hoạch với các đối tác chiến lược. PGT Holdings tin rằng với tiềm lực tài chính hiện tại của doanh nghiệp và kết quả kinh doanh khả quan từng quý, doanh nghiệp sẽ phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Từ 11/11/2024, người dân có thể sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập trên ứng dụng iHanoi. Việc tích hợp VNeID lên iHanoi có thể coi là 1 bước tiến lớn khi mang lại nhiều lợi ích hơn tới người dân Thủ đô.