Festival áo bà ba - Hậu Giang 2023: Tôn vinh giá trị văn hóa độc đáo mang đậm bản sắc Nam bộ

Địa phương
02:30 PM 06/09/2023

Sáng 6/9, tại Khu Văn hóa Hồ Sen, UBND tỉnh Hậu Giang đã tổ chức họp báo thông tin về Festival áo bà ba - Hậu Giang 2023.

Theo đó, Festival áo bà ba - Hậu Giang 2023 do UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp cùng Công ty VietMode, Trung tâm ISC, Trung tâm Giáo dục STEAM Zone và Quỹ Thời báo kinh tế Sài Gòn tổ chức, nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của người dân Nam Bộ cũng như quảng bá đến bạn bè trong và ngoài nước về vùng đất và con người Hậu Giang.

Quang cảnh buổi họp báo Festival Áo Bà Ba - Hậu Giang 2023.

Quang cảnh buổi họp báo Festival Áo Bà Ba - Hậu Giang 2023.

Tôn vinh những giá trị văn hóa độc đáo mang đậm bản sắc Nam bộ

Phát biểu tại buổi họp báo, bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, Festival áo bà ba - Hậu Giang 2023 là một trong những sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh Hậu Giang (01/01/2004 - 01/01/2024). 

Chiếc áo bà ba là một trong những trang phục truyền thống của người phụ nữ Nam Bộ, đó là hình ảnh của những con người nồng hậu, chất phác ở vùng quê sông nước. Áo bà ba cũng tượng trưng cho hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam mạnh mẽ, kiên cường trong các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm và giữ nước. 

Bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang phát biểu tại buổi họp báo.

Bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang phát biểu tại buổi họp báo.

Ngược dòng lịch sử về với vùng đất Nam Bộ những ngày đầu sơ khai sẽ thấy hình ảnh người phụ nữ Nam Bộ luôn gắn liền với chiếc áo bà ba, khăn rằn, nón lá, tất cả đã trở thành những vật không thể thiếu trong cuộc sống. Không chỉ là nét đẹp dịu dàng, áo bà ba còn là biểu tượng cho sự mạnh mẽ, kiên cường của những người con đất Việt trong các cuộc chiến chống giặc ngoại xâm, giữ làng, giữ nước. Hình ảnh các bà, các chị, các mẹ bước ra từ những cuộc chiến đấu kiên cường đến nay vẫn là biểu tượng đẹp cho mọi thế hệ người Việt.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, Festival Áo Bà Ba - một sự kiện đầy ý nghĩa, không chỉ đánh thức những giá trị truyền thống, mà còn là cơ hội để chúng ta tiếp tục lan tỏa những nét đẹp văn hóa độc đáo của người dân miền Tây, tạo nên những điểm nhấn thu hút du khách từ khắp nơi đến với đất phương Nam mến thương, để mỗi người đến thăm Hậu Giang có thể trải nghiệm một phần hình ảnh tươi đẹp của người dân và văn hóa địa phương. 

Việc tổ chức Festival Áo Bà Ba không chỉ là việc tạo nền tảng để thể hiện và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của người dân miền Tây, mà còn là dịp để chúng ta cùng nhau khám phá, trải nghiệm và cảm nhận sự đa dạng về văn hóa của đất nước.

Đan đát làm đồ thủ công mỹ nghệ với cây lục bình được giới thiệu tại buổi họp báo.

Đan đát làm đồ thủ công mỹ nghệ với cây lục bình được giới thiệu tại buổi họp báo.

Bà Hồ Thu Ánh thông tin, Festival áo bà ba sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ 29/9 - 1/10) tại TP Vị Thanh với nhiều hoạt động phong phú như biểu diễn nghệ thuật, thời trang, ca nhạc, ẩm thực, triển lãm ảnh, thi vẽ tranh, diễu hành... mang đậm giá trị truyền thống dân tộc, hơi thở văn hóa Nam bộ kết hợp với các hoạt động đa dạng khác, với điểm nhấn là Chương trình trình diễn nghệ thuật về áo bà ba, Triển lãm ảnh áo bà ba từ xưa đến nay, Ẩm thực truyền thống Nam bộ cùng các buổi biểu diễn Đờn ca tài tử.

Thông qua Festival áo bà ba - Hậu Giang 2023, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang mong muốn đây là một sự kiện văn hóa góp phần cải thiện sức khỏe tinh thần, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, phát triển một xã hội văn minh, thịnh vượng, tích hợp nét đẹp văn hóa truyền thống để thu hút du khách và nhà đầu tư trong, ngoài nước. 

Các bộ sưu tập áo bà ba được giới thiệu tại buổi họp báo.

Festival áo bà ba - Hậu Giang 2023 mang đặc trưng riêng của vùng đất Hậu Giang đó là vải dùng để may nên những chiếc áo bà ba được làm bằng vải sợi khóm Cầu Đúc. Nếu như trước đây, tỉnh chỉ tập trung vào khai thác trái thì với diện tích khóm khá lớn 2.800 ha sẽ là nguồn nguyên liệu dồi dào để nghiên cứu dệt vải, đây sẽ là một tiềm năng mới của tỉnh Hậu Giang trong phát triển kinh tế nông nghiệp.

Động lực thúc đẩy mối quan hệ với bạn bè quốc tế

Trong cuộc sống hiện đại, nhịp sống vội vã hơn, ồn ào hơn; dù thời gian có làm cho bao giá trị đổi thay nhưng chiếc áo bà ba vẫn được giữ gìn và phát huy. Đó cũng là cách để bảo tồn bản sắc và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, không để bị mai một theo thời gian. Hình ảnh người phụ nữ Nam bộ với chiếc áo bà ba mãi là một thương hiệu rất riêng, tô thêm nét đẹp dịu dàng, dung dị của người dân vùng sông nước. 

Festival áo bà ba sẽ được diễn ra trong 3 ngày (từ 29/9 - 1/10) tại TP Vị Thanh.

Festival áo bà ba sẽ được diễn ra trong 3 ngày (từ 29/9 - 1/10) tại TP Vị Thanh.

Chiếc áo bà bà thấp thoáng trên mọi nẻo đường, dòng sông, đồng ruộng, góc nhà Nam bộ hào sảng mãi là hồn phách của một vùng đất được ướp nồng và lên men rượu qua mấy trăm năm mở đất, khai hoang, chiến đấu, yêu thương, khai hoa, kết nụ... Và khi đã trở thành lịch sử rồi tiếp tục được giữ gìn, lưu truyền, phát triển, áo sẽ hóa hồn đất, hồn người, tạo nên thời đại và tương lai của nơi chốn này bền vững đến mãi ngàn sau.

Chia sẻ về chiếc áo bà ba, về vùng đất Nam Bộ, ngài Saadi Salama - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Palestine tại Việt Nam tin rằng, Festival áo bà ba - Hậu Giang 2023 do UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức sẽ tạo một động lực, cơ hội để bạn bè quốc tế có thể khám phá, tìm hiểu về tiềm năng của Hậu Giang trong việc thúc đẩy phát triển mối quan hệ về kinh tế, thương mại và đầu tư… 

Ngài Saadi Salama - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Palestine tại Việt Nam chia sẻ về chiếc áo bà ba, về vùng đất Nam Bộ…

Ngài Saadi Salama - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Palestine tại Việt Nam chia sẻ về chiếc áo bà ba, về vùng đất Nam Bộ…

Ngài Saadi Salama cho rằng, phát triển - kinh tế xã hội mà không quảng bá hình ảnh vùng đất Hậu Giang, thì sẽ không đạt được kết quả mong muốn. Cho nên, phát triển mối quan hệ thương mại, đầu tư với các quốc gia, các tỉnh, thành trong khu vực cần đi song song với việc quảng bá đặc trưng văn hóa của vùng, đặc biệt là Hậu Giang.

Ngài Saadi Salama đánh giá, Festival áo bà ba - Hậu Giang 2023 là một trong những sự kiện nằm trong chuỗi chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh do UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức đáng biểu dương và đáng ngưỡng mộ. Quảng bá áo bà ba và ẩm thực của địa phương, chắc chắn sẽ tăng thêm sự hiểu biểu của các tỉnh, thành của Việt Nam và bạn bè quốc tế quan tâm đến tỉnh Hậu Giang. 

Ngài Saadi Salama - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Palestine tại Việt Nam cho rằng quảng bá áo bà ba và ẩm thực của địa phương, chắc chắn sẽ tăng thêm sự hiểu biểu của các tỉnh, thành của Việt Nam và bạn bè quốc tế quan tâm đến tỉnh Hậu Giang.

Ngài Saadi Salama - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Palestine tại Việt Nam cho rằng quảng bá áo bà ba và ẩm thực của địa phương, chắc chắn sẽ giúp tăng thêm sự hiểu biểu của các tỉnh, thành của Việt Nam và bạn bè quốc tế quan tâm đến tỉnh Hậu Giang.

"Trên cương vị là một người bạn của Việt Nam và Đại sứ Palestine tại Việt Nam, tôi sẽ cố gắng đóng góp một phần nhỏ cho sự thành công của Lễ hội áo bà ba và quảng bá hình ảnh tỉnh Hậu Giang đến bạn bè quốc tế" - ngài Saadi Salama, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Palestine tại Việt Nam cho biết.

Còn theo nhà thiết kế Minh Hạnh, Tổng đạo diễn Festival áo bà ba, thông điệp mà Festival áo bà ba muốn truyền tải đến mọi người trong và ngoài nước là sự thấu hiểu những bản sắc văn hóa tốt của miền sông nước Nam bộ, phản ánh những thành tựu mà dân tộc Việt Nam đã đạt được trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính bản sắc văn hóa tốt của mỗi dân tộc là thông điệp có giá trị cho cuộc sống và định vị thương hiệu cho dân tộc mình.

Nhà thiết kế Minh Hạnh, Tổng đạo diễn Festival Áo Bà Ba nhấn mạnh, thông điệp mà Festival áo bà ba muốn truyền tải đến mọi người trong và ngoài nước là sự thấu hiểu những bản sắc văn hóa tốt của miền sông nước Nam bộ, phản ánh những thành tựu mà dân tộc Việt Nam đã đạt được trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Nhà thiết kế Minh Hạnh nhấn mạnh, thông điệp mà Festival áo bà ba muốn truyền tải đến mọi người là sự thấu hiểu những bản sắc văn hóa tốt của miền sông nước Nam bộ.

Theo nhà thiết kế Minh Hạnh, bộ sưu tập áo bà ba làm bằng vải sợi khóm Cầu Đúc (một loại khóm thuộc giống Queen được trồng trên vùng đất phèn ở Hậu Giang) kết hợp tơ tằm do những nghệ nhân dệt tơ tằm ở Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) và Nha Xá (tỉnh Hà Nam) thực hiện sẽ được trình diễn tại Festival áo bà ba. 

Vải sợi khóm Cầu Đúc (một loại khóm thuộc giống Queen được trồng trên vùng đất phèn ở Hậu Giang).

Vải sợi khóm Cầu Đúc (một loại khóm thuộc giống Queen được trồng trên vùng đất phèn ở Hậu Giang).

Hiện toàn tỉnh Hậu Giang có khoảng 2.800 ha khóm Cầu Đúc, ngoài việc thu hoạch trái, thì với diện tích khóm khá lớn, nguyên liệu để nghiên cứu dệt vải cũng là một lợi thế của Hậu Giang trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp.

Nhà thiết kế Minh Hạnh tin tưởng rằng, áo bà ba hay áo dài đã trở thành bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam và có thể tương tác với văn hóa toàn cầu. Đồng thời, phát huy những thế mạnh của văn hóa dân tộc, đồng thời học hỏi những bản sắc tốt của các dân tộc khác để dân tộc mình có thể tương tác với nhiều nền văn hóa các nước, đó chính là tương lai của sự tiến bộ và hiện đại. Toàn cầu hóa về văn hóa phải được chú trọng song song với toàn cầu hóa về kinh tế.


Văn Dương - Hồng Ân
Ý kiến của bạn