Financial Times: Lãi suất tăng đối đầu với tăng trưởng chóng mặt tại các thị trường mới nổi

Diễn đàn
11:58 PM 27/02/2021

Các nhà phân tích vẫn tỏ ra lạc quan, ngay cả khi chi phí đi vay cao hơn gợi tưởng đến hình ảnh thị trường những năm 2013.

Sự đổ xô vào các tài sản của thị trường mới nổi kể từ sau cuộc khủng hoảng COVID-19 một năm trước đang phải đối mặt với thử nghiệm nặng đô đầu tiên khi lãi suất ở Mỹ tăng làm sống lại "cơn thịnh nộ" năm 2013.

Cổ phiếu các thị trường mới nổi đã tăng gần 90% tính theo USD từ đáy tháng 3 năm ngoái lên mức cao nhất lịch sử vào tuần trước, theo chỉ số chứng khoán của MSCI tại 27 quốc gia. Sự gia tăng này một phần xuất phát từ cuộc lùng sục lợi tức sau khi các ngân hàng trung ương kích cầu khiến lãi suất ở các thị trường phát triển xuống thấp kỷ lục.

Nhưng giá trái phiếu chính phủ tại các thị trường phát triển giảm mạnh kể từ đầu năm 2021 đã khiến chi phí đi vay tăng cao và bắt đầu lan sang các thị trường mới nổi. Chỉ số chứng khoán thị trường mới nổi của MSCI đã giảm khoảng 5% so với mức cao của tuần trước, điều này phản ánh sự sụt giảm tại các quốc gia từ Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil.

Financial Times: Lãi suất tăng đối đầu với tăng trưởng chóng mặt tại các thị trường mới nổi - Ảnh 1.

Thị trường mới nổi gặp cú sốc sau khi tăng mạnh kể từ đầu năm 2021

Đối với một số nhà phân tích, hiện tượng lần này tương tự như năm 2013, khi các nhà đầu tư tháo chạy khỏi các thị trường mới nổi khi Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) báo hiệu chấm dứt chính sách tiền tệ nới lỏng.

Win Thin, người đứng đầu chiến lược tiền tệ toàn cầu tại Brown Brothers Harriman lưu ý rằng, FED có thể sẽ tìm cách trấn an thị trường lần này, họ sẽ chỉ từ từ rút lại các biện pháp kích thích bất thường đã triển khai trong suốt chiều sâu của cuộc khủng hoảng COVID-19.

Tuy nhiên, một số ngành đang cảm thấy áp lực. Thị trường Trung Quốc, vốn nằm trong số hoạt động tốt nhất do sự phục hồi nhanh chóng trước tác động của COVID-19, đã giảm trong tuần qua.

Chỉ số CSI 300 của chứng khoán Trung Quốc đã giảm khoảng 6% tính theo đồng USD so với mức cao nhất trong tháng 2. Trong khi thị trường ChiNext tập trung vào công nghệ của Thâm Quyến giảm 13%. Thổ Nhĩ Kỳ, một thị trường cận biên lớn khác, đã chịu mức giảm 8% kể từ 15/2, theo chỉ số MSCI.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích và đầu tư cho rằng kỳ vọng về triển vọng kinh tế sáng sủa hơn ở nhiều quốc gia sẽ giúp giảm thiểu rủi ro lãi suất toàn cầu tăng.

Trước đại dịch, một số yếu tố đè nặng lên các thị trường mới nổi: chủ nghĩa bảo hộ ở Mỹ và nhiều quốc gia khác, căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng, sự không chắc chắn về Brexit – tất cả đều đã được giải quyết, dù nhiều hay ít.

Nhưng không phải tất cả các thị trường mới nổi đều thoát khỏi đại dịch với tình trạng tốt như nhau. Một yếu tố quan trọng đối với triển vọng của họ là khả năng đầu tư hiệu quả.

Phân tích gần đây của Financial Times cho thấy, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã sụt giảm trên toàn thế giới vào năm ngoái, nhưng được duy trì khá tốt trên toàn châu Á.

Ở Trung Quốc và Ấn Độ, chỉ số tăng trưởng lần lượt 4% và 13%. Ngược lại, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh ghi nhận mức thu hẹp lớn nhất so với bất kỳ khu vực nào, từ đầu tư mua bán sáp nhập, cấp tài chính cho dự án, hay đầu tư vào những ngành kinh tế xanh – loại hình tạo ra việc làm mới.

Financial Times: Lãi suất tăng đối đầu với tăng trưởng chóng mặt tại các thị trường mới nổi - Ảnh 2.

Tiềm năng tăng trưởng giúp Ấn Độ phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, trong khi Brazil vẫn còn khá lình xình

Các nhà đầu tư cũng hoan nghênh với chi tiêu của các quốc gia. Một phần phản ứng của Ấn Độ đối với đại dịch là tăng chi tiêu công cho cơ sở hạ tầng lên 50% so với mức trung bình 10 năm. Brazil, nơi đầu tư công đã bị siết chặt trong nhiều thập kỷ, đã tập trung đối phó đại dịch bằng trợ cấp cho tiêu dùng.

Paul Korngiebel, giám đốc danh mục các thị trường mới nổi tại Boston Partners mô tả COVID-19 là "sự kiện bóp méo hàng loạt, tạo ra người thắng và kẻ thua theo quốc gia và ngành vì chính sách khác nhau để phản ứng với đại dịch".

Cũng giống như các nền kinh tế tiên tiến, trọng tâm của nhiều nhà đầu tư mới nổi là công nghệ. Trong 12 tháng quá, cổ phiếu của nhà sản xuất xe điện Tesla đã tăng 350%. Cổ phiếu của Nio, đối thủ Trung Quốc, tăng hơn 1.000%.

Korngiebel lo lắng rằng, trong một số lĩnh vực, các nhà đầu tư có thể mang lại quá nhiều tăng trưởng tương lai cho hiện tại, định giá một số đang bị thổi phồng.

Ngược lại, ông nhìn thấy cơ hội trong các lĩnh vực, chẳng hạn như hàng không đã bị bóp nghẹt.

Ông nói: "Chúng tôi đang thực sự đối phó với dư chấn của COVID-19 ngay bây giờ. Mọi chuyện vẫn chưa kết thúc theo quan điểm của nhà đầu tư, "con lợn bị nuốt bởi con trăn mới được tiêu hóa một nửa".

Đông A
Ý kiến của bạn