Fintech hàng đầu trong khu vực vào thị trường Việt Nam
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 19/10, VN-Index giảm 15,55 điểm (1,41%) xuống còn 1087,85 điểm với 364 mã giảm, 141 mã tăng và 45 mã đứng giá. HNX-Index cũng giảm 3,66 điểm (1,61%) xuống còn 223,45 điểm với 118 mã giảm giá, 67 mã tăng giá và 49 mã đứng giá.
Thanh khoản thị trường giảm mạnh, tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường khoảng 16.000 tỷ đồng, giảm 6.000 tỷ đồng so với phiên trước (18/10). Khối ngoại ghi nhận tổng giá trị mua ròng trên sàn HOSE đạt gần 270 tỷ đồng.
Chính phủ đã có động thái tích cực sự hỗ trợ cho sự phát triển của thanh toán số thông qua việc phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 - một sáng kiến nhằm thúc đẩy quá trình số hóa các doanh nghiệp, cơ quan quản lý và hoạt động sản xuất.
Việc người dân ngày càng ưu tiên các trải nghiệm ngân hàng số liền mạch đã thúc đẩy sự phát triển của ngành BSFI (ngành tài chính ngân hàng và bảo hiểm). Theo các số liệu trong năm 2022, lĩnh vực fintech của Việt Nam đã dẫn đầu trong công cuộc huy động vốn khởi nghiệp, chiếm 38% tổng vốn đầu tư trong lĩnh vực công nghệ toàn quốc với tổng giá trị 244 triệu USD.
Việt Nam - "ngôi sao" đang lên của thị trường Fintech
Báo cáo mới đây nhất chỉ ra rằng thị trường fintech Việt Nam hiện đang có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 trong khu vực, chỉ đứng sau Singapore. Theo các nhà phân tích từ Tập đoàn Robocash, thị trường fintech Việt Nam dự kiến sẽ đạt 18 tỷ USD vào năm 2024 với mức độ cạnh tranh cao.
Điều đó thúc đẩy nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực này trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Tìm kiếm nhân sự đủ khả năng làm việc và phát triển trong ngành fintech là câu chuyện không hề đơn giản. Fintech lại là ngành "kén" nhân sự hơn nữa khi phải vừa đáp ứng kiến thức về công nghệ lại có hiểu biết về tài chính ngân hàng, chưa kể yêu cầu sự năng động và đam mê cống hiến, bộc lộ khả năng bản thân mạnh mẽ.
Sự thiếu hụt nhân sự đi cùng với nhu cầu ngày càng tăng của ngành đòi hỏi thị trường Việt Nam phải có phản ứng nhanh chóng nhằm giải quyết vấn đề này. Bên cạnh chú trọng đào tạo ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, nhiều công ty thúc đẩy tuyển dụng nhân sự fintech từ rất sớm để đội ngũ vừa học, vừa làm nâng cao trình độ, đồng thời đóng góp cho doanh nghiệp. Để làm được điều đó cần có sự góp mặt của những "ông lớn" lão luyện trong ngành.
Fintech Singapore tiếp cận thị trường ngân hàng số tại Việt Nam
Xu hướng này làm nổi bật sự phát triển vượt bậc của Việt Nam trên con đường trở thành trung tâm fintech tiếp theo của Đông Nam Á, nhấn mạnh sự ảnh hưởng ngày càng tăng của quốc gia này trong bối cảnh công nghệ và tài chính trong khu vực.
Mới đây nhất, Việt Nam là điểm đến mới nhất trong kế hoạch mở rộng thị trường của Silverlake Asix (SAL) - một công ty công nghệ niêm yết trên sàn chứng khoán Singapore - chuyên cung cấp các giải pháp fintech và ngân hàng số trong khu vực.
Khi vào Việt Nam SAL cho biết hợp tác với KMS Solutions (Công ty công nghệ thuộc KMS Technology) nhằm tập trung vào việc phân phối hai giải pháp cho thị trường ngân hàng số Việt Nam gồm: Mobius - một nền tảng ngân hàng số thế hệ mới, tích hợp liền mạch các thành phần của ngân hàng lõi, giúp tối ưu hóa hoạt động và tăng cường hiệu suất và Symmetri, bộ giải pháp ngân hàng bán lẻ toàn diện cho phép các tổ chức tài chính đa dạng hóa các dịch vụ lấy khách hàng làm trọng tâm.
Bà Cassandra Goh, Phó Giám Đốc điều hành SAL nói "chúng tôi đặt mục tiêu hỗ trợ các đơn vị trong ngành BFSI, tăng cường hiểu biết và kỹ năng tài chính trên khắp khu vực".
Được biết, đầu năm 2023, tập đoàn này cũng đã triển khai giải pháp ATM độc lập (Independent ATM Deployer - IAD) đầu tiên tại Malaysia, sử dụng công nghệ đám mây. Công ty fintech của Singapore này hiện đang cung cấp 40% các dịch vụ công nghệ tài chính cho 20 ngân hàng lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Vào Việt Nam, hai doanh nghiệp thể hiện mong muốn tiếp cận ngành BFSI tại Việt Nam theo hướng linh hoạt và tập trung vào khách hàng hơn.
Chuyển đổi số và triển khai các dịch vụ tài chính số là hoạt động đang được ưu tiên thúc đẩy tại Việt Nam. Ngành ngân hàng đặt mục tiêu đến năm 2025 đạt được 50% triển khai trên môi trường số, 75% thực hiện đến năm 2030. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước phấn đấu, 50% người dân sử dụng dịch vụ trên môi trường điện tử, đến năm 2025 có 50% quyết định cho vay nhỏ lẻ... Các giải pháp công nghệ một chu trình toàn diện, rút ngắn quá trình thẩm định, phê duyệt, giải ngân, thu gọn các bộ phận của ngân hàng trong một chu trình số đang là điểm hướng đến của các tổ chức tín dụng trong nước hiện nay.
Nhắc tới doanh nghiệp Việt Nam, PGT Holdings với mã cổ phiếu PGT trên sàn HNX đang bắt nhịp xu hướng Fintech như hiện nay.
Tại thị trường nước ngoài, PGT Holdings đẩy mạnh hoạt động tài chính vi mô và đầu tư tại công ty con Công Ty TNHH Tài chính vi mô BMF ở Myanmar
BMF sẽ tiếp tục thực hiện việc tăng vốn bằng hình thức huy động vốn góp hoặc vốn vay thông qua sự bảo lãnh của PGT Holdings
PGT Holdings đang từng bước lên kế hoạch tiến hành đầu tư vào công nghệ thanh toán ví điện tử tại Myanmar. Việc đầu tư này nhằm mục đích bổ trợ cho BMF có thể thuận tiện hơn trong việc giải ngân và thu hồi các khoản vay, đồng thời nâng tầm BMF trở thành công ty cho vay tài chính công nghệ.
Từ đó, nâng cao giá trị doanh nghiệp của BMF. Đồng thời, có thể thực hiện quyền kinh doanh chính của PGT Holdings là mua bán Công ty thông qua Công ty BMF. Ngoài ra, hiện tại Công ty cũng có nhiều đối tác tiềm năng mong muốn cùng PGT Holdings hợp tác trong lĩnh vực này." Với sự tăng trưởng ổn định dần đều qua các năm và được đầu tư bài bản, BMF được kỳ vọng sẽ có những bước phát triển nhảy vọt trong năm 2023
Tại thị trường trong nước_Việt Nam, PGT Holdings hợp tác cùng IT-Communications Việt Nam.
Cụ thể, Công ty cổ phần PGT HOLDINGS ký kết thành công hợp đồng với CÔNG TY TNHH IT-Communications Việt Nam và chính thức trở thành thành đối tác chiến lược quan trọng về các giải pháp làm việc từ xa.
IT-Communications Việt Nam, với tư cách là một doanh nghiệp tổng đài, không đơn thuần chỉ là cung cấp thông tin đến với khách hàng mà chúng tôi còn là đơn vị cung cấp hệ thống call center đa kênh, tích hợp nhiều kênh khác nhau tạo thành một màn hình và một hệ thống. Cụ thể Cyber-Telephony là hệ thống Call center chuyên biệt, giúp hỗ trợ khách hàng làm việc từ xa và đạt được hiệu quả cao nhất.
Trong sự hợp tác này, bằng cách cung cấp Cyber-Telephony của IT-Communications Việt Nam cho các công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam, sẽ tiên phong trong việc khai thác kinh doanh tại Nhật Bản cũng như phát triển hiệu quả dịch vụ chăm sóc khách hàng và thực hiện các công việc hỗ trợ.
PGT Holdings đang từng bước bổ sung; hoàn thiện vào chuỗi giá trị chiến lược đầu tư, từng bước phát triển hệ sinh thái của doanh nghiệp.
Khép lại phiên giao dịch ngày 19/10/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,000 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu cà phê tính đến ngày 15/12 đã đạt 5,2 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử ngành cà phê Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu cà phê vượt mốc 5 tỷ USD.