Fitch Ratings nâng bậc xếp hạng tín nhiệm cho 8 ngân hàng tại Việt Nam
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings đã thông báo nâng xếp hạng đối với 8 ngân hàng tại Việt Nam là Vietcombank, VietinBank, Agribank, ACB, MB, Ngân hàng HSBC Việt Nam, Ngân hàng ANZ Việt Nam và Ngân Standard Chartered Việt Nam.
Động thái này diễn ra sau khi Fitch Ratings nâng hạng tín nhiệm nhà phát hành nợ ngoại tệ dài hạn (IDR) của Việt Nam từ mức ‘BB’ lên ‘BB+’, với triển vọng ổn định vào ngày 8/12.
Theo đó, 8 ngân hàng tại Việt Nam, gồm: Vietcombank, VietinBank, ACB, MBBank, Agribank, Standard Chartered Việt Nam, HSBC Việt Nam và ANZ Việt Nam đã được Fitch nâng xếp hạng.
Với ba "ông lớn" Big4 gồm Vietcombank, Agribank và VietinBank, Fitch Ratings đã nâng xếp hạng mặc định của nhà phát hành dài hạn (IDR) của các ngân hàng từ 'BB'lên 'BB+' và xếp hạng hỗ trợ của Chính phủ lên 'BB' từ 'BB+'; triển vọng IDR ổn định.
Hành động này phản ánh quan điểm đánh giá khả năng cải thiện của Chính phủ trong việc hỗ trợ các ngân hàng trong hệ thống thể hiện qua việc nâng xếp hạng của Việt Nam lên 'BB+' từ 'BB'.
Fitch Ratings đã nâng xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành nợ dài hạn (IDR) của MB từ mức 'BB-' lên 'BB' và Xếp hạng Hỗ trợ Chính phủ (GSR) từ 'BB-' lên 'BB '. Triển vọng IDR ổn định.
Cùng với đó, Fitch Ratings đã xếp hạng Khả năng tồn tại (Viability Rating - VR) của ngân hàng Vietcombank và ngân hàng ACB ở mức BB-; ngân hàng Agribank và VietinBank ở mức B; MBBank ở mức B+.
Với nhóm 3 ngân hàng 100% vốn nước ngoài gồm HSBC Việt Nam, ANZ Việt Nam và Standard Chartered Việt Nam, Fitch Ratings nâng xếp hạng nhà phát hành nợ dài hạn (IDR) từ 'BB' lên 'BB+' và xếp hạng nợ trong nước dài hạn từ mức 'BBB-' lên 'BBB'. Triển vọng về IDR dài hạn là ổn định.
Đồng thời, nâng xếp hạng IDR nội tệ ngắn hạn của các ngân hàng này lên 'F2' từ mức 'F3' và Xếp hạng hỗ trợ từ ngân hàng mẹ (SSR) lên 'BB+' từ mức 'BB'.
Trước đó, Fitch Ratings đã nâng xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành ngoại tệ dài hạn của Việt Nam từ BB lên mức BB+ với triển vọng “ổn định”; nâng xếp hạng nhà phát hành nợ dài hạn và trần đánh giá tín nhiệm quốc gia của Việt Nam từ BB lên BB+. Trong đó, triển vọng của xếp hạn nhà phát hành nợ dài hạn ở mức "ổn định".
Hành động này phản ánh đánh giá tích cực hơn của Fitch về triển vọng tăng trưởng trong trung hạn của Việt Nam. Triển vọng trên được củng cố bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ, qua đó thúc đẩy những cải thiện bền vững về cơ cấu tín dụng.
Theo đánh giá của Fitch Ratings, những trở ngại kinh tế trong ngắn hạn do căng thẳng trong lĩnh vực bất động sản, nhu cầu quốc tế suy yếu… khó có thể ảnh hưởng đến triển vọng vĩ mô trung hạn. Đồng thời, các chính sách hỗ trợ được kỳ vọng đủ để kiềm chế rủi ro trong ngắn hạn.
Đồng thời, hãng xếp hạng tín nhiệm này dự báo tăng trưởng dài hạn của Việt Nam ở mức 7%/năm.
Huyền My (t/h)Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.