Food Industry Asia: Đóng góp hơn ¼ GDP, ngành nông nghiệp thực phẩm Việt Nam xếp thứ 2 khu vực trong việc thúc đẩy kinh tế sau đại dịch Covid-19
Đặc biệt, năm 2020 khi Việt Nam là điểm sáng khu vực trong công tác phòng chống dịch, ngành công nghiệp thực phẩm ghi nhận mức tăng trưởng 4%, đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng chung của GDP. Có thể thấy, khả năng thúc đẩy phục hồi kinh tế của ngành nông nghiệp thực phẩm Việt Nam rất cao và hiện xếp thứ 2 trên 10 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Singapore.
Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đối mặt với sự gia tăng ca bệnh nhanh chóng do biến thể Delta lan rộng: Điều này đem đến thách thức lớn không chỉ cho ngành y tế mà cả lĩnh vực nhu yếu phẩm, bao gồm lương thực. Sớm nhận thấy tính cấp thiết, nhiều chuyên gia trong các toạ đàm thời gian qua đã có kiến nghị nhanh chóng đẩy mạnh nuôi trồng, đưa các sản phẩm nông nghiệp thực phẩm vào danh mục hàng hoá thiết yếu để duy trì sản xuất.
Thực tế, ngành nông nghiệp thực phẩm luôn chiếm một vai trò quan trọng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế nước ta. Báo cáo của Oxford Economics mới đây cho thấy, ngành nông nghiệp thực phẩm Việt Nam đóng góp 86,4 tỷ USD vào GDP trong năm 2019, tương đương tỷ trọng 26% và cung cấp 27,5 triệu việc làm - chiếm một nửa lực lượng lao động trên cả nước. Ngành nông nghiệp thực phẩm cũng đóng góp tổng cộng 13,2 tỷ USD vào thu nhập thuế quốc gia.
Đặc biệt, năm 2020 khi Việt Nam là điểm sáng khu vực trong công tác phòng chống dịch, ngành công nghiệp thực phẩm ghi nhận mức tăng trưởng 4%, đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng chung của GDP. Có thể thấy, khả năng thúc đẩy phục hồi kinh tế của ngành nông nghiệp thực phẩm Việt Nam rất cao và hiện xếp thứ 2 trên 10 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Singapore, báo cáo nhấn mạnh.
Dù vậy, trong làn sóng thứ 4 bùng phát mạnh và ngày càng diễn biến phức tạp, rủi ro về cung cầu cũng như tài khóa gây áp lực gián đoạn đà tăng trưởng của ngành. Câu hỏi đặt ra, cần có những biện pháp hợp hỗ trợ ngành nông nghiệp thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thiết yếu cả trong và sau đại dịch.
Dưới góc độ người trong cuộc, Giám đốc điều hành Food Industry Asia – ông Matt Kovac – trong lần chia sẻ mới đây cũng cho biết, cần thiết hợp tác đa ngành cũng như nên tận dụng nông nghiệp thông minh trong giai đoạn "bình thường mới".
Theo đó, Chính phủ Việt Nam và ngành nông nghiệp thực phẩm cần hợp tác chặt chẽ để tạo ra một môi trường thương mại thuận lợi, đảm bảo nguồn cung cấp lương thực luôn công khai, minh bạch và có thể dự trù trước. Điều này sẽ tạo nền móng cho một mạng lưới thực phẩm đáng tin cậy và đảm bảo nguồn cung thực phẩm, nguyên liệu cho mọi người - cả ở cấp độ người tiêu dùng và đơn vị sản xuất.
Các nhà hoạch định chính sách cũng cần hợp tác chặt chẽ với ngành nông nghiệp thực phẩm để đưa ra các chính sách tiềm năng nhằm khôi phục vị thế tài khóa của Việt Nam khi chúng ta vượt qua được đại dịch lần này.
Một ví dụ minh họa là việc tăng thuế bán hàng có thể tác động lên nhu cầu và phúc lợi của các hộ gia đình Việt Nam, do thực phẩm đồ uống không cồn hiện đang chiếm hơn một phần ba chi tiêu của hộ gia đình. Vị này nhấn mạnh, việc tiến hành áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đường và nhựa cũng cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng: Dù các biện pháp kể trên có thể giải quyết vấn đề sức khỏe và môi trường đồng thời tạo ra doanh thu tài chính, tuy nhiên nếu can thiệp quá nhiều sẽ gây ra tác dụng ngược.
Thứ hai, về việc tận dụng nông nghiệp thông minh. Theo đại diện Food Industry Asia, nông nghiệp thông minh hiện chiếm gần 2/3 tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp thực phẩm vào GDP của Việt Nam, và được ước tính sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2020. Điều này cho thấy nhu cầu đầu tư lớn cho công nghệ và phát triển kĩ năng mới, đồng thời nâng cao tầm quan trọng của việc đưa nông nghiệp thông minh áp dụng tại Việt Nam. Từ đó, giúp nâng cao khả năng phục hồi cũng như tăng cường hiệu quả cho chuỗi giá trị thực phẩm truyền thống vốn sử dụng nhiều lao động tại Việt Nam.
Tựu chung, chuyển đổi ngành nông nghiệp Việt Nam thành một lĩnh vực tăng trưởng cao sẽ giúp đất nước tiến lên hậu đại dịch. Trên hết, việc áp dụng các công nghệ và giải pháp sáng tạo giúp nâng cao năng suất, giảm thiểu chi phí và thực hiện các quy tắc cảnh báo sớm.
Những tháng cuối của năm 2021 được dự báo còn nhiều khó khăn cho ngành nghiệp thực phẩm và nền kinh tế quốc gia, nhìn ở khía cạnh tích cực cũng cơ hội để ngành nâng cao khả năng phục hồi, tính bền vững và năng suất. Để đạt được mục tiêu này, phải có sự hợp tác giữa nhiều bên để phát triển ngành nông nghiệp thực phẩm - nhiệm vụ trọng yếu trong quá trình phục hồi sau đại dịch.
Bảo AnSáng sớm ngày 5/1, đỉnh Fansipan - "nóc nhà Đông Dương" - lại một lần nữa xuất hiện băng giá, đánh dấu ngày thứ 6 liên tiếp hiện tượng này diễn ra.