Ga tàu cuối - "Chuyển đổi số hay là chết"

Diễn đàn
03:58 PM 09/10/2022

Chuyển đổi số đang ngày một thay đổi nhận thức của những nhà lãnh đạo, những người có khả năng quyết định hướng đi và khả năng chuyển đổi thành công của tổ chức. Nhiều quốc gia sau khi nhận ra tầm quan trọng của chuyển đổi số trong việc gia tăng hiệu quả hoạt động và đảm bảo an ninh quốc gia, đã lập tức bước vào một “cuộc đua” mới trong việc áp dụng chuyển đổi số.

Trước đây, các công nghệ kiểu cũ chỉ có các công ty lớn, có tiềm lực kinh tế mạnh mới có thể tiếp cận được. Do đó họ luôn dẫn đầu thị trường, ít nhất là một vài bước. Nhưng bây giờ, thì dù công ty nhỏ hay những startup mới đều có thể tiếp cận được công nghệ không thua kém gì các những công ty lớn. Theo nghiên cứu năm 2017 của Microsoft tại khu vực Châu Á TBD, năm 2017, tác động mà chuyển đổi số mang lại cho GDP khoảng 6%, năm 2019 là 25% và tới năm 2021 là 60%. Kết quả nghiên cứu của McKensey chỉ ra rằng, vào năm 2025, mức độ tác động của chuyển đổi số tới GDP của nước Mỹ là khoảng 25%, với đất nước Brazil là 35%, còn ở các nước Châu Âu khoảng 36%. Từ đây, có thể thấy khả năng tác động của chuyển đổi số đối với tăng trưởng GDP là rất lớn.

Ga tàu cuối: chuyển đổi số hay là chết - Ảnh 1.

Biều đồ các cuộc các mạng công nghiệp

Chuyển đổi số hay là chết

Dịch COVID-19 diễn ra từ đầu năm 2020 đã khiến các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề. Các doanh nghiệp Việt Nam với sức cạnh tranh còn thấp càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Nhu cầu chuyển đổi số trở nên cấp thiết để các doanh nghiệp đổi mới mô hình, chuyển dần các hoạt động kinh doanh trên các nền tảng số, tìm kiếm thêm thị trường, cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động, khả năng cạnh tranh, thích ứng với bối cảnh mới. Tính cấp thiết của việc thực hiện chuyển đổi số cấp bách tới mức, hiện nay người ta nói "chuyển đổi số hay là chết". Một ví dụ mà rất hay được đề cập tới trong các hội thảo, hội nghị về chuyển đổi số là, Triết lý con ếch trong kinh doanh.

Có một chú ếch được thả vào một nồi nước lạnh. Nồi nước không hề đậy vung và sau đó được đặt lên một cái bếp. Ban đầu, nước vẫn còn lạnh chú ếch không hề có phản ứng gì. Nhiệt độ của nồi nước tăng lên từ từ khiến chú ếch thích nghi dần và không hề nhận ra có sự thay đổi. Càng về sau, nồi nước càng trở nên nóng hơn, nhưng chú ếch vẫn không hề để ý đến điều đó, vì nhiệt độ chỉ tăng từ từ mà thôi. Cuối cùng, đến lúc nước sôi thì chú ta mới bắt đầu cảm thấy không thoải mái, nhưng lúc này đã muộn rồi. Chú ếch đã bị luộc chín trong nồi nước.

Ga tàu cuối: chuyển đổi số hay là chết - Ảnh 2.

Triết lý con ếch

Đây là một câu chuyện kinh điển về sự thay đổi. Vì nồi nước cứ nóng lên từ từ khiến chú ếch không hề để ý đến và cuối cùng là bị chết trong nồi nước sôi. Giả sử, nếu thả chú ếch đó vào nồi nước sôi ngay từ đâu và không đậy vung thì chắc hẳn chú ếch sẽ cố dùng hết sức lực mà nhảy ra cho bằng được. Câu chuyện là ví dụ cảnh tỉnh cho các cá nhân và doanh nghiệp chậm, nhận thức kém, phản ứng với diễn biến thời cuộc chưa nhanh như con ếch không biết nhiệt độ trong nồi đang tăng lên, khi nhiệt độ tăng lên kịp nhận ra thì đã muộn. Do vậy theo tác giả với mỗi tổ chức, cá nhân cần phải biết: Nhận thức ==> (từ nhận thức dẫn đến tư duy) tư duy ==> (từ tư duy dẫn tới hành vi) hành vi ==> (từ hành vi cho ra kết quả) kết quả ==> (từ kết quả thu được tác động lên nhân thức) nhận thức.

Ví dụ một số ngành nghề (loại hình doanh nghiệp) bị ảnh hưởng bới chuyển đổi số

Đại lý du lịch:  Sau 02 năm chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, hệ thống doanh nghiệp du lịch chưa kịp củng cố do nhiều doanh nghiệp lữ hành đã chuyển ngành nghề; nguồn nhân lực cũng chưa kịp phục hồi do nhiều lao động đã chuyển nghề khác; một phần cơ sở lưu trú du lịch chưa kịp khôi phục 100% công suất do thiếu lao động; lượng lớn khách du lịch đến các điểm đến gần theo phương thức tự đi, không đặt trước... nên tại một số điểm đến du lịch đã có tình trạng ách tắc giao thông, tăng giá dịch vụ, thiếu phòng nghỉ.

Ga tàu cuối: chuyển đổi số hay là chết - Ảnh 3.

Lữ hành "việt vị" giữa thị trường sôi động

Thách thức từ du lịch tự túc, xu hướng du lịch tự túc cũng thấy rõ trong các khảo sát gần đây của Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB). Qua 3 lần khảo sát dịp tháng 9/2020, tháng 3/2021 và tháng 12/2021, xu hướng đặt dịch vụ du lịch trực tuyến và trực tiếp (không qua lữ hành) của du khách Việt đang gia tăng và chiếm ưu thế. Cụ thể so sánh giữa tháng 9/2020 và tháng 12/2021, tỉ lệ người tham gia khảo sát chọn đặt trực tuyến tăng từ 36,2% lên 42,7%; đặt trực tiếp tăng từ 39,9% lên 41,2%. Ngược lại, tỉ lệ người chọn đặt dịch vụ qua công ty du lịch lớn giảm từ 12,4% xuống 8,7%; với công ty du lịch nhỏ giảm từ 11,4% xuống 7,4%. Trong thời đại công nghệ, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ như hàng không, khách sạn, resort hay thậm chí cả nhà hàng cũng đều có kênh bán kết nối trực tiếp với khách hàng, và đặc biệt là các gã khổng lồ công nghệ với nền tảng thương mại điện tử trong du lịch đã thúc đẩy phong trào tự đặt dịch vụ tại điểm đến của du khách. Sự cạnh tranh gay gắt của các OTA (đại lý du lịch trực tuyến) khiến cho "miếng bánh" của lữ hành truyền thống nhỏ đi. Đây sẽ là thách thức lớn cho các công ty lữ hành, nhất là khi nguồn lực đã cạn kiệt sau khoảng 2 năm chống chọi với đại dịch Covid-19.

Bệnh viện, Bác sĩ: Hiện nay một số công ty đã đầu tư vào các dịch vụ khám chữa bệnh trực tuyến đã cho ra đời một số ứng dụng được đông đảo người sử dụng. hiện có một số ứng dụng phố biến được đông đảo khách hàng sử dụng như Wedoctor, Good Doctcter (đây là ứng dụng hàng đầu của Trung Quốc với hơn 200 triệu người sử dụng) hay Doctor Anywhere Singapore.....

Ga tàu cuối: chuyển đổi số hay là chết - Ảnh 4.

Ứng dụng Ping An Good Docto

Doctor Anywhere Singapore được thành lập vào tháng 10 năm 2015. Chỉ sau 4 năm hoạt động, Doctor Anywhere đã vươn lên trở thành một trong những công ty y tế kỹ thuật số lớn nhất Singapore. Ứng dụng Doctor Anywhere, sản phẩm cốt lõi của công ty, hiện đang là một trong những ứng dụng y tế được yêu thích và sử dụng nhiều nhất tại Singapore.

Các ứng dụng khám chữa bệnh trực tuyến cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đặt lịch khám, khám trực tuyến qua videocall, mua thuốc, tư vấn, kết nối với mạng lưới bác sĩ, xét nghiệm…. trong một nền tảng tích hợp duy nhất. Các dịch vụ này được cung cấp 24/7, tùy vào nhu cầu sử dụng của khách hàng, điều này có nghĩa người bệnh có thể gọi điện yêu cầu tư vấn bất cứ lúc nào, chỉ cần người bệnh sử dụng máy tính hoặc điện thoại thông minh có cài đặt các ứng dụng này.

Truyền thông, báo chí: Phương thức làm báo truyền thống không còn thu hút độc giả như trước đây, phần lớn bạn đọc đọc, nghe, xem qua các phương tiện số, cùng với sự lấn át của truyền thông xã hội; cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu, đội ngũ nhân lực, đặt biệt là các kỹ sư công nghệ chưa nhiều, trừ một số tòa soạn có đội ngũ công nghệ đứng sau.

Ga tàu cuối: chuyển đổi số hay là chết - Ảnh 5.

Chuyển đổi số, những vấn đề đặt ra đối với công tác báo chí

Bên cạnh đó, việc phát triển sản phẩm nội dung số, truyền thông số, quảng cáo số còn khó khăn, câu chuyện lợi nhuận quảng cáo về túi các ông lớn Google, Facebook, Youtube...(hiện nay đa số các cơ quan báo chí là thua lỗ, khó khăn trong tự chủ tài chính…) rồi vấn đề bảo đảm an ninh mạng, chống nạn tin giả; vi phạm bản quyền tràn lan hiện tượng "xào xáo" tin có xu hướng tăng. Đặc biệt, nhiều cơ quan báo chí, nhất là báo ngành, báo địa phương gặp khó khăn trong việc xây dựng mô hình tòa soạn hội tụ, cơ quan báo chí đa phương tiện. Ngoài ra, còn khó khăn trong đào tạo đội ngũ biên tập viên dữ liệu, có khả năng biến dữ liệu khô khan thành các sản phẩm đồ họa động, đồ họa tương tác, megastory hấp dẫn bạn đọc trên nền tảng đa phương tiện.

Những vấn đề đặt ra đối với công tác báo chí: Thứ nhất, người làm báo gặp áp lực rất lớn khi các cơ quan báo chí và mạng xã hội trong việc "cạnh tranh" đưa thông tin đến với công chúng; Thứ hai, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong sản xuất, điều hướng nội dung, đáp ứng nhu cầu, sở thích của công chúng đang diễn ra nhanh chóng trong hoạt động báo chí; Thứ ba, đại dịch COVID-19 có những tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cơ quan báo chí nói riêng; Thứ tư, tác động của kinh tế thị trường khiến nhiều giá trị văn hóa xuống cấp, xuất hiện xu hướng chạy theo lợi nhuận, coi nhẹ tính giáo dục, định hướng thẩm mỹ.

Khái niệm chuyển đổi số

Môi trường là không gian sống của con người và các loài động thực vật, có nhiều khái niệm về môi trường, trong đó Albert Einstein đưa ra khái niệm tạm dịch như sau: "Môi trường là những gì không phải tôi".

Ga tàu cuối: chuyển đổi số hay là chết - Ảnh 6.

Nhà bác học Albert Einstein với khái niệm môi trường

Hàng ngàn năm nay môi trường được hiểu gồm ba phần nhỏ là: tự nhiên (rừng, núi, sông, biển....), nhân tạo (nhà cửa, xe cộ, đường xá....), xã hội (bạn bè, người thân, pháp luật, quy ước, các mối quan hệ xã hội....). Trong khoảng 30 năm trở lại đây xuất hiện thêm một thành phần nữa của môi trường là môi trường số (không gian mạng). Môi trường số là môi trường ta đang sống được kết nối với không gian mạng ở đó các thực thể được số hóa tạo thành các phiên bản số (dữ liệu) và có thể được kết nối lại với nhau.

Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của các cá nhân và tổ chức về cách sống, cách làm việc với các công nghệ số trên môi trường thực số.

Chúng ta đã ở ngoài 3 cuộc cách mạng công nghiệp, nếu tiếp tục nhỡ cuộc cách mạng lần thứ 4 này tương ứng với việc chúng ta nhỡ chuyến tàu cuối cùng.

Châu Nguyên
Ý kiến của bạn
Xuất khẩu dệt may tăng trưởng tháng thứ 5 liên tiếp Xuất khẩu dệt may tăng trưởng tháng thứ 5 liên tiếp

Tháng 4/2024, xuất khẩu dệt may tăng 2,8%, đánh dấu tháng thứ 5 liên tiếp tăng trưởng cùng với tình hình thị trường khởi sắc, cho thấy ngành dệt may đang dần phục hồi.