Gần 1,5 triệu người Việt Nam đã tiêm vắc xin COVID-19
Bản tin sáng ngày 14/6 của Bộ Y tế cho biết, trong ngày 13/6 có thêm 43.222 người được tiêm vắc xin COVID-19, nâng tổng số người được tiêm ở nước ta lên 1.498.323 người.
Theo số liệu của Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, đã có thêm 43.222 người được tiêm vắc xin COVID-19 trong ngày 13/6/2021.
Chi tiết 43.222 người được tiêm tại 19 tỉnh, thành phố trong ngày 13/6/2021 như sau: Hà Nội 2.528 người; Hải Phòng 72 người; Thái Bình 58 người; Hà Nam 517 người; Bắc Giang 22.958 người; Bắc Ninh 10.656 người; Hải Dương 238 người; Lạng Sơn 528 người; Cao Bằng 216 người; Yên Bái 200 người; Sơn La 648 người; Thừa Thiên Huế 310 người; Quảng Ngãi 16 người; Bình Định 983 người; Khánh Hòa 45 người; Gia Lai 164 người; TP. Hồ Chí Minh 562 người; BR-VT 571 người; Hậu Giang 2.004 người; Các đơn vị TƯ tại Hà Nội 828 người.
Như vậy, đến nay cả nước đã thực hiện tiêm vắc xin COVID-19 đợt 1, 2 và 3 tại các tỉnh, thành phố cho 1.498.323 người là các cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, các lực lượng công an, quân đội. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 là 55.265 người.
Mới đây, tại Thông báo 160/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi gặp mặt với các nhà khoa học, các đơn vị doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất vắc xin COVID-19, Thủ tướng yêu cầu tập trung tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc về pháp lý, cơ chế, chính sách trên tinh thần bám sát thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vắc xin.
Trong đó yêu cầu về nhận thức cần thống nhất vắc xin có tính chất quyết định, chiến lược, lâu dài trong phòng, chống dịch nói chung và trong phòng, chống dịch COVID-19 nói riêng, đồng thời phải nằm trong chiến lược tổng thể nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin để vừa chủ động trong phòng, chống dịch vừa tiết kiệm ngân sách nhà nước cả trước mắt và lâu dài.
Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã ra lời kêu gọi các tầng lớp nhân dân, người Việt Nam ở nước ngoài, các nhà khoa học, các doanh nhân, doanh nghiệp nêu cao tinh thần yêu nước đóng góp tích cực vào sự nghiệp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 với tinh thần "Ai có ít góp ít, ai có nhiều đóng góp nhiều" để chúng ta thực hiện thành công chiến lược vắc xin.
Huyền My (T/h)Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.