Gần 3 triệu người Việt Nam đã tiêm vắc xin COVID-19
Bản tin sáng ngày 25/6 của Bộ Y tế cho biết, trong ngày 24/6 có thêm 215.100 người được tiêm vắc xin COVID-19, nâng tổng số người được tiêm ở nước ta lên 2.920.248 người.
Theo số liệu của Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, đã có thêm 215.100 người được tiêm vắc xin COVID-19 trong ngày 24/6/2021.
Chi tiết 215.100 người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại 34 tỉnh, thành phố và các cơ sở y tế của Bộ Công an như sau: Hà Nội 1.446 người; Nam Định 1.240 người; Ninh Bình 214 người; Thanh Hóa 1.077 người; Bắc Ninh 2.506 người; Hải Dương 48 người; Hưng Yên 338 người; Quảng Ninh 1.055 người; Nghệ An 3.181 người; Hà Tĩnh 1.520 người; Lạng Sơn 144 người; Tuyên Quang 555 người; Cao Bằng 1.004 người; Sơn La 565 người; Quảng Trị 178 người; Quảng Nam 2.423 người;
Quảng Ngãi 2.676 người; Ninh Thuận 892 người; Bình Thuận 133 người; Kon Tum 824 người; Đắc Lắc 2.926 người; TP Hồ Chí Minh 160.061 người; Bà Rịa Vũng Tàu 1.893 người; Đồng Nai 2.626 người; Tiền Giang 148 người; Long An 26 người; Lâm Đồng 2.580 người; Tây Ninh 165 người; Cần Thơ 2.053 người; An Giang 3.904 người; Đồng Tháp 2.660 người; Bình Dương 2.108 người; Bình Phước 3.174 người; Kiên Giang 6.416 người; BV/Viện/Trường 2.055 người; Bộ Công an 286 người.
Như vậy, đến nay cả nước đã thực hiện tiêm vắc xin COVID-19 đợt 1, 2 và 3 tại các tỉnh, thành phố cho 2.920.248 người là các cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, các lực lượng công an, quân đội. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 là 143.121 người.
Cũng trong chiều ngày 24/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới thăm và làm việc tại Công ty TNHH Một thành viên Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTEC), Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Sau khi thăm các phòng thí nghiệm, kho lưu trữ vắc xin, tìm hiểu về dây chuyền đóng ống, đóng gói vắc xin, Thủ tướng đã có cuộc làm việc với lãnh đạo các Bộ, ngành và các đơn vị nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất vắc xin COVID-19.
Tại cuộc làm việc, Thủ tướng nhắc lại yêu cầu cần tổ chức thực hiện nhanh nhất, hiệu quả nhất chiến lược vắc xin, bao gồm việc tiếp cận đa dạng các nguồn vắc xin thúc đẩy tiến độ đàm phán để mua vắc xin nhanh nhất, nhiều nhất có thể; thúc đẩy nhanh hơn việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ và sản xuất, thử nghiệm vắc xin trong nước; triển khai nhanh nhất, hiệu quả nhất, an toàn nhất chiến dịch tiêm vắc xin.
Thủ tướng phân tích, việc thực hiện thành công chiến lược vắc xin có vai trò hết sức quan trọng, là công cụ số 1 để ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch, trong bối cảnh độ mở của nền kinh tế rất lớn, Việt Nam không thể mãi đóng cửa, nguy cơ dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài là không thể tránh khỏi, các biến chủng của virus nguy hiểm hơn, lây lan nhanh hơn.
Tuy nhiên, nguồn cung vắc xin hiện đang thiếu hụt trên phạm vi toàn cầu từ nay đến tháng 9/2021. Việc chuyển giao công nghệ vắc xin không thể thực hiện trong ngày một ngày hai. Việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước đòi hỏi nền tảng nghiên cứu khoa học lâu dài qua các thế hệ với sự lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư về nguồn lực, con người… một cách căn cơ, chiến lược.
Huyền My (T/h)Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.