Gần 3,9 triệu người Việt Nam đã tiêm vắc xin COVID-19
Bản tin sáng ngày 5/7 của Bộ Y tế cho biết, trong ngày 4/7 có thêm 24.325 người được tiêm vắc xin COVID-19, nâng tổng số người được tiêm ở nước ta lên 3.890.855 người.
Chi tiết 24.325 người được tiêm chủng vắc xin COVID-19 trong ngày 04/7/2021 tại 11 tỉnh, thành phố và các cơ sở y tế của Bộ Quốc phòng như sau: Hà Nội 4.327 người; Bắc Giang 8.259 người; Bắc Ninh 4.297 người; Quảng Ninh 96 người; Cao Bằng 96 người; Quảng Nam 1.977 người; Phú Yên 228 người; TP Hồ Chí Minh 2.023 người; Tiền Giang 2.011 người; Tây Ninh 72 người; Bình Dương 21 người; BV/Viện/Trường 361 người; Bộ Quốc Phòng 557 người.
Như vậy, đến nay cả nước đã thực hiện tiêm vắc xin COVID-19 đợt 1, 2 và 3 tại các tỉnh, thành phố cho 3.890.855 người là các cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, các lực lượng công an, quân đội. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin COVID-19 là 223.336 người.
Cũng giống như các loại vắc xin khác, vắc xin COVID-19 giúp cơ thể phát triển khả năng miễn dịch chống lại virus gây bệnh COVID-19. Tuy nhiên, không một loại vắc xin nào có hiệu quả phòng bệnh 100%, COVID-19 vắc xin AstraZeneca cũng tương tự. Có thể có trường hợp bị nhiễm virus SARS-CoV-2 sau khi tiêm vắc xin là do vắc xin chưa có đủ thời gian để tạo ra miễn dịch hoặc một số ít còn lại đã tiêm nhưng vẫn mắc bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng thường nhẹ và tỷ lệ nằm viện hoặc biến chứng nặng là không xảy ra. Bởi vậy, sau khi tiêm vắc xin, kể cả mũi 1 lẫn đủ 2 mũi, người được tiêm vẫn phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm. Với COVID-19 hiện nay, đó là các biện pháp 5K của Bộ Y tế (đeo khẩu trang, thực hiện khử khuẩn, giữ khoảng cách, không tập trung đông người, khai báo y tế).
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh vắc xin là vũ khí để chấm dứt đại dịch COVID-19. Nếu tỷ lệ tiêm chủng cộng đồng đạt 70-85% sẽ giảm nguy cơ lây lan mầm bệnh. Như vậy, vắc xin phòng COVID-19 nói chung và vắc xin AstraZeneca nói riêng không chỉ bảo vệ sức khỏe người tiêm mà còn giúp duy trì khả năng của hệ thống y tế, tránh rơi vào tình trạng quá tải do phải chăm sóc người bệnh nặng, đồng thời giúp cuộc sống sớm trở lại bình thường và phát triển kinh tế.
Huyền My (t/h)Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.