Gần 51 triệu ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu
Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 9/11 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 50.721.335 ca nhiễm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19), trong đó 1.261.733 ca tử vong và 35.786.806 ca phục hồi.
Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 471.267 ca mắc mới và 5.827 ca tử vong vì đại dịch.
Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 10.287.328 ca nhiễm COVID-19, trong đó 243.756 ca tử vong vì dịch bệnh.
Ngày 8/11, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là Mỹ (101.820 ca); Ấn Độ (46.661 ca) Pháp (38.619 ca); Italy (32.616 ca) và Anh (20.572 ca). Các quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất trong ngày gồm: Mỹ (500 ca); Ấn Độ (491 ca); Iran (459 ca); Mexico (485 ca); Italy (331 ca) và Nga (286 ca).
Châu Âu lại đang chứng kiến đợt bùng phát dịch mới khi số ca bệnh tăng mạnh trở lại ở các nước thành viên. Tại châu Âu, số người nhiễm COVID-19 hiện tại là 12,147.288 người, với 292.937 ca tử vong. Ngày 8/11, châu lục này ghi nhận đã có thêm 292.937 ca nhiễm mới và 2.391 ca tử vong vì COVID-19.
Hiện Pháp đã vượt Nga, trở thành quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì COVID-19 tại châu Âu. Giới chức Pháp thông báo ghi nhận thêm 38.619 ca mắc COVID-19 và 270 ca tử vong vì dịch bệnh trong vòng 24 giờ qua. Hiện Pháp ghi nhận đã có 1.787.324 ca mắc COVID-19 và 40.439 ca tử vong vì dịch bệnh.
Nga xếp sau Pháp về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 trong khu vực. Nước này hiện ghi nhận có tổng cộng 1.774.334 ca mắc và 30.537 ca tử vong vì đại dịch COVID-19. Thị trưởng Moskva Sergei Sobyanin cho biết trong bối cảnh tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, chính quyền đã quyết định kéo dài hình thức học tại nhà đối với học sinh bậc trung học. Học sinh từ lớp 6 (12 tuổi) trở lên sẽ tiếp tục học trực tuyến đến ngày 22/11. Các trường trung học tại Moskva đã triển khai hình thức học tại nhà từ cách đây hơn tuần.
Tây Ban Nha, Anh, Italy lần lượt là các quốc gia bị ảnh hưởng sau Pháp và Nga do COVID-19 trong khu vực với lần lượt là 1.388.411; 1.192.013 và 935.104 ca nhiễm COVID-19 ghi nhận được vào thời điểm hiện tại.
Châu Á, đã có tổng cộng 14.425.707 ca nhiễm và 255.349 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 95.005 ca mắc mới và 1.500 trường hợp tử vong. Riêng tại châu Á, có 12.881.188 ca được điều trị khỏi; 1.289.170 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 23.041 ca bệnh nặng.
Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Ngày 8/11, Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 46.661 ca mắc mới và 491 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày, đưa tổng số bệnh nhân và số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là 8.553.864 và 126.653 ca.
Iran là quốc gia xếp sau Ấn Độ về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 tại châu lục. Ngày 8/11, giới chức nước này ghi nhận thêm 459 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại quốc gia này lên 38.291 ca. Trong khi đó, tổng số ca mắc bệnh cũng tăng lên 682.486 ca sau khi ghi nhận thêm 9.236 ca mắc mới trong ngày. Trước đó, ngày 31/10, Iran đã ban bố các biện pháp hạn chế mới có hiệu lực trong vòng 10 ngày kể từ ngày 4/11 tại 25/30 tỉnh trên cả nước nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19.
Trong 24 giờ qua, khối ASEAN ghi nhận thêm 8.231 ca mắc mới COVID-19 và 156 ca tử vong vì dịch bệnh. Tính đến nay, khu vực này ghi nhận số ca tử vong vì virus SARS-CoV-2 đã lên tới 23.985 trường hợp, trong đó 999.300 ca mắc COVID-19.
Hiện Indonesia vẫn đang là quốc gia chịu ảnh hưởng vì dịch bệnh nặng nề nhất trong khu vực. Trong ngày 8/11, Indonesia ghi nhận 3.880 ca mắc và 74 ca tử vong mới vì COVID-19. Tính đến nay, Indonesia ghi nhận có 14.614 ca tử vong và 437.716 ca mắc COVID-19. Đại dịch COVID-19 đã lan tới toàn bộ 34 tỉnh của Indonesia.
Cùng ngày, Philippines ghi nhận 2.442 ca nhiễm mới và 54 ca tử vong mới vì dịch COVID-19. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 396.395 ca mắc COVID-19, trong đó 7.539 ca tử vong vì dịch bệnh. Quốc gia này hiện là vùng dịch COVID-19 lớn thứ 2 ASEAN.
Khu vực Bắc Mỹ ghi nhận thêm 115.102 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 12.215.823 ca, tổng số người tử vong là 364.534 người. Số ca phục hồi ở khu vực này là 7.927.691 trường hợp. Sau Mỹ, Mexico là quốc gia chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhiều thứ 2 lại khu vực này, với 961.938 ca nhiễm và 94.808 ca tử vong. Tiếp đến là Canada với 264.113 ca nhiễm và 10.522 ca tử vong vì COVID-19.
Khu vực Nam Mỹ có tổng cộng 9.997.865 ca nhiễm; 302.485 ca tử vong và 8.934.690 ca phục hồi. Brazil vẫn tiếp tục dẫn đầu khu vực và thứ 3 thế giới về mức độ ảnh hưởng do COVID-19. Tính đến nay, tổng số ca bệnh ở Brazil đã lên tới 5.664.115 ca nhiễm, trong đó 162.397 ca tử vong.
Argentina xếp sau Brazil tại khu vực với 1.242.182 ca nhiễm và 33.560 ca tử vong vì dịch bệnh. Tiếp đến là Colombia với 1.143.887 ca nhiễm và 32.791 ca tử vong vì COVID-19.
Tại châu Đại Dương, trong 24 giờ qua, Australia, New Zealand và Papua New Guinea là các quốc gia ghi nhận có ca mắc mới vì COVID-19. Hiện, Ausralia đang dẫn đầu châu lục vì số ca lây nhiễm và tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận đã có thêm 6 trường hợp mắc mới, nâng tổng số ca nhiễm vì dịch bệnh tại nước này lên tới 27.658 ca. Tính đến sáng 9/11, nước này không ghi nhận thêm trường hợp tử vong nào vì virus SARS-CoV-2. Hiện, Australia ghi nhận đã có 907 trường hợp tử vong vì COVID-19.
Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này có tổng cộng 1.893.619 ca mắc COVID-19, trong đó 45.433 ca tử vong. Nam Phi hiện vẫn dẫn đầu về số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại châu lục, với 737.278 trường hợp, trong đó 19.809 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận có thêm 1.372 ca mắc mới COVID-19 và 20 ca tử vong vì đại dịch.
Morocco là quốc gia xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng tại khu vực khi ghi nhận có 256.781 ca nhiễm COVID-19 và 4.272 ca tử vong vì dịch bệnh, tiếp đến là Ai Cập với 109.201 ca nhiễm và 6.368 ca tử vong vì COVID-19./.
Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.