Gần 90% doanh nghiệp Việt Nam muốn mở rộng kinh doanh ra nước ngoài
Có tới gần 90% doanh nghiệp Việt quan tâm đến việc mở rộng sang thị trường nước ngoài, trong đó Đông Nam Á là điểm đến hàng đầu 3 năm tới.
Ngày 16/7, Ngân hàng UOB Việt Nam đã công bố nghiên cứu “Triển vọng doanh nghiệp năm 2024”. Nghiên cứu khảo sát hơn 4.000 doanh nghiệp (SME & doanh nghiệp lớn) tại 7 thị trường trọng điểm trên khắp ASEAN và Trung Quốc, trong đó có 525 doanh nghiệp tại Việt Nam, kết quả cho thấy hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn lạc quan về môi trường kinh doanh hiện tại.
90% doanh nghiệp tại Việt Nam kỳ vọng triển vọng vào năm 2024 sẽ tích cực với hiệu quả kinh doanh được cải thiện. Để đạt được điều này, các doanh nghiệp đang lên kế hoạch để tăng cường áp dụng các giải pháp kỹ thuật số, nâng cấp trang thiết bị hoặc cơ sở vật chất để nâng cao năng suất và đa dạng hóa các kênh bán hành nhằm thúc đẩy tăng trưởng.
Đáng chú ý, gần 90% doanh nghiệp Việt Nam bày tỏ sự quan tâm đến việc mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, nhất là thị trường ASEAN trong 3 năm tới.
Khoảng 60% doanh nghiệp được khảo sát tại Việt Nam cho biết động lực hàng đầu của họ cho việc mở rộng kinh doanh ra nước ngoài là để tăng doanh thu. Các nền tảng thương mại kỹ thuật số xuyên biên giới là một phương tiện phổ biến để mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, với hơn 9 trên 10 doanh nghiệp quan tâm đến việc sử dụng kênh này để tìm kiếm thêm thị trường.
Nghiên cứu Triển vọng doanh Nghiệp năm 2024 của UOB cũng cho thấy, gần 90% doanh nghiệp ở Việt Nam đã áp dụng số hóa ở ít nhất một bộ phận trong doanh nghiệp. Trong đó, khoảng 41% doanh nghiệp đã số hóa trên toàn bộ hoạt động kinh doanh - tỷ lệ này cao nhất trong khu vực. Hơn 80% doanh nghiệp Việt Nam đang có kế hoạch chi nhiều hơn cho hoạt động số hóa vào năm 2024, với hầu hết ngân sách đều tăng từ 10-25%.
Theo nghiên cứu, hơn một nửa số doanh nghiệp nhận thấy giá trị của việc áp dụng tính bền vững để nâng cao danh tiếng, xây dựng thương hiệu tốt hơn và thu hút các nhà đầu tư. Tuy nhiên, các rào cản hàng đầu cản trở việc áp dụng tính bền vững nhiều hơn bao gồm thiếu cơ sở hạ tầng phù hợp cho năng lượng tái tạo (38%), thiếu các lựa chọn tốt về tài chính bền vững (34%) và lo ngại về tác động tiêu cực đến lợi nhuận (34%).
Dù tâm lý kinh doanh nhìn chung là tích cực song lạm phát cao, giá cả hàng hóa bất ổn và sự phục hồi sau suy thoái kinh tế là ba yếu tố vĩ mô hàng đầu tác động đến doanh nghiệp.
Trong đó, lạm phát cao cũng khiến chi phí cung ứng của gần 50% doanh nghiệp tại Việt Nam tăng cao trong năm 2023, trở thành thách thức hàng đầu trong việc quản lý chuỗi cung ứng bên cạnh những thách thức từ mua sắm vật tư, nguyên liệu thô.
Để đối phó với những thách thức này, các doanh nghiệp xây dựng một kế hoạch thận trọng trong đó kết hợp giữa các biện pháp ngắn hạn như giảm chi phí và các biện pháp dài hạn như đa dạng hóa chuỗi cung ứng và tìm kiếm quan hệ đối tác kinh doanh mới để hợp tác trong vòng 1 đến 3 năm tới.
An Mai (t/h)Thành phố thông minh là một trong những xu thế phát triển chủ đạo của các đô thị trên thế giới cũng như trong khu vực. Việt Nam là một trong những quốc gia đón đầu xu hướng này, và đang có nhiều chuyển biến tích cực cả về chính sách, môi trường đầu tư lẫn việc nghiên cứu, triển khai và ứng dụng thực tế tại các tỉnh, thành.