Gặp khó kép từ hàng không và du lịch, Vietravel lỗ 288 tỷ trong nửa đầu năm
Gữa niên độ này VTR cũng đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán trái phiếu đến hạn với tiền gốc 700 tỷ và lãi gần 58 tỷ đồng. Tập đoàn cũng thoả thuận về gia hạn nợ với ngân hàng, đồng thời lên kế hoạch hút vốn thông qua phát hành trái phiếu, tăng vốn điều lệ... Do đó, BCTC 6 tháng vẫn được lập trên giả thiết VTR hoạt động liên tục.
CTCP Du lịch và Tiếp thị GTVT Việt Nam - Vietravel (VTR) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 2/2021, ghi nhận doanh thu tăng mạnh 62% so với cùng kỳ, đạt 333,6 tỷ đồng. Dù doanh thu cốt lõi là dịch vụ du lịch lữ hành giảm mạnh, VTR trong kỳ cải thiện nhờ doanh thu khác với gần 179 tỷ đồng, cùng doanh thu bán vé máy bay hơn 165 tỷ. Kinh doanh dưới giá vốn, Công ty lỗ gộp 95 tỷ đồng.
Về hoạt động tài chính, doanh thu tăng đáng kể; song song chi phí cũng gia tăng. Trong kỳ, VTR phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, cũng như chi phí lãi vay tăng mạnh. Cùng với đó, các chi phí bán hàng, quản lý cũng tăng (chi phí cho nhân viên tăng mạnh trong bối cảnh giãn cách bởi Covid-19).
Khấu trừ, VTR lỗ ròng hơn 217 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức lỗ 39 tỷ hồi quý 2/2020. Hoạt động trong ngành lữ hành, VTR chịu áp lực trực tiếp và nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Mặt khác, 2020 cũng là năm Công ty ra mắt hãng bay Vietravel Airlines, trong đó áp lực chi phí đầu tư thời gian đầu lớn cũng ảnh hưởng đến chỉ số kinh doanh. Mới đây, VTR đã có Nghị quyết thông qua việc tái cấu trúc Công ty theo hướng Holdings, tách mảng bay ra riêng.
Luỹ kế nửa đầu năm, VTR ghi nhận doanh thu 611 tỷ đồng - giảm 38% so với cùng kỳ. Khấu trừ chi phí, VTR lỗ ròng 288 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm 30/6/2021, VTR lỗ luỹ kế hơn 326 tỷ đồng, vượt vốn góp chủ sở hữu. Đồng thời, nợ ngắn hạn cũng vượt tài sản ngắn hạn, chưa kể điều kiện kinh doanh hiện còn căng thẳng do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, theo đó BCTC tồn tại yếu tố cho thấy ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của Công ty.
Tuy nhiên, giữa niên độ này VTR cũng đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán trái phiếu đến hạn với tiền gốc 700 tỷ và lãi gần 58 tỷ đồng. Tập đoàn cũng thoả thuận về gia hạn nợ với ngân hàng, đồng thời lên kế hoạch hút vốn thông qua phát hành trái phiếu, tăng vốn điều lệ... Do đó, BCTC 6 tháng vẫn được lập trên giả thiết VTR hoạt động liên tục.
Báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước đến hết tháng 11 là 410.953,1 tỷ đồng, đạt 60,43% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.