Gãy nguồn nhân lực ngành dịch vụ du lịch - Cơ hội cho các đơn vị đào tạo
Trải qua hơn 20 năm huy hoàng với những đổi thay chóng mặt, ngành kinh doanh dịch vụ du lịch, lưu trú - ăn uống giờ đây đang phải đối mặt với cơn bão mang tên Covid - 19. Trong lịch sử phát triển ngành, chưa bao giờ số lượng khách sạn được rao bán nhiều đến vậy. Những khách sạn 3 sao, 4 sao và thậm chí 5 sao thuộc các khu du lịch sầm uất Nha Trang, Phú Quốc, Sapa, Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh… đã và đang được rao bán, những chi nhánh khách sạn lớn đã phải cho nhân viên nghỉ dài hạn do dịch bệnh.
- Du lịch Việt Nam kỳ vọng 'hồi sinh' với sức bật mới
- Nhiều quốc gia châu Á đã mở cửa lại cho khách du lịch, Việt Nam dự kiến thời điểm nào?
- Du lịch Thanh Hóa khởi sắc
- Cú hích hơn 6,1 triệu khách và đà tăng trưởng của BĐS gắn với du lịch nghỉ dưỡng 2022
- Diễn biến mới về khu du lịch sinh thái farmstay tại Thanh Hoá
Trước diễn biến khó lường của dịch bệnh Covid -19 và tâm lý khách hàng còn nhiều e ngại, trong hai năm qua, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, lưu trú - ăn uống đã phải đóng cửa hoặc chỉ duy trì ở trạng thái hoạt động cầm chừng.
Nhìn lại năm 2021
Theo thông cáo báo chí của Tổng cục Thống kê, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống năm 2021 ước tính đạt 398 nghìn tỷ đồng, giảm 19,3% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu du lịch lữ hành đạt 6,5 nghìn tỷ đồng, giảm 59,9% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
| Ước tính tháng 12 năm 2021 | Ước tính quý IV năm 2021 | Ước tính năm 2021 | Tốc độ tăng/giảm so với cùng kỳ năm trước (%) | ||
Tháng 12 năm 2021 | Quý IV năm 2021 | Năm 2021 | ||||
Tổng số | 458,5 | 1.312,6 | 4.789,5 | 1,1 | -2,8 | -3,8 |
Bán lẻ hàng hóa | 371,7 | 1.076,4 | 3.950,9 | 3,7 | 0,8 | 0,2 |
Dịch vụ lưu trú, ăn uống
upuống | 40,8 | 107,7 | 398,0 | -10,0 | -19,8 | -19,3 |
Du lịch lữ hành | 0,9 | 1,9 | 6,5 | -34,7 | -45,2 | -59,9 |
Dịch vụ khác | 45,1 | 126,6 | 434,1 | -7,2 | -12,7 | -16,8 |
Nghìn tỷ đồng
Dịch vụ du lịch - lưu trú - ăn uống là một trong số các ngành chịu tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh Covid - 19. Và những người lao động trong ngành này cũng không nằm ngoài vòng xoáy ấy. Họ phải nghỉ làm để tìm kiếm các công việc khác không liên quan nhằm mưu sinh. Những bếp trưởng của nhà hàng phải chuyển sang nấu ăn tại các trường học, bệnh viện, khu công nghiệp… Những nhân viên phục vụ hay hướng dẫn viên phải chuyển nghề làm shipper, bán hàng... Những lái xe du lịch giờ đây phải về các khu công nghiệp chở công nhân, lái xe vận tải… Những quản lý kinh nghiệm chuyển sang làm bất động sản, tư vấn tài chính…
Tại Hội thảo "Du lịch Việt Nam - Phục hồi và phát triển" ngày 25/12/2021, ông Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, đã nói: "Năm 2020, các doanh nghiệp lần lượt phải cắt giảm nhân sự từ 70- 80%. Sang năm 2021, số lượng lao động vẫn làm đủ thời gian chỉ chiếm 25% so với năm 2020, lao động nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động chiếm khoảng 30%, lao động tạm nghỉ việc khoảng 35%, lao động làm việc cầm chừng chiếm 10%."
Thực tế thì lực lượng lao động ngành dịch vụ Du lịch - lưu trú - ăn uống đã chuyển dịch sang các ngành khác có nhu cầu lao động thường xuyên hơn. So với cùng kỳ năm trước, lực lượng lao động năm 2021 trong ngành dịch vụ đã giảm 1,9 triệu người, chỉ còn 17,9.triệu người. (Báo cáo của Tổng cục Thống kê).
Lao động từ 15 tuổi trở lên | Quý IV/2019 | Quý IV/2020 | Quý IV/2021 | |||
Số lượng (nghìn người) | Cơ cấu (%) | Số lượng (nghìn người) | Cơ cấu (%) | Số lượng (nghìn người) | Cơ cấu (%) | |
Nông, lâm nghiệp và thủy sản | 18581.0 | 33.8 | 17.051,0 | 31,6 | 14.331,2 | 29,2 |
Công nghiệp và xây dựng | 16473.9 | 29.9 | 17.085,7 | 31,7 | 16.844,4 | 34,3 |
Dịch vụ | 19976.3 | 36.3 | 19.814,5 | 36,7 | 17.898,0 | 36,5 |
Năm 2022 - Hồi phục
Tình hình dịch bệnh Covid - 19 kéo dài hai năm qua chính là khoảng thời gian đầy thách thức cho các doanh nghiệp, không chỉ với ngành dịch vụ du lịch - lưu trú - ăn uống nói riêng mà còn ảnh hưởng đến cả nền kinh tế. Tuy nhiên, với tỷ lệ bao phủ vaccine cao và việc áp dụng linh hoạt các biện pháp phòng chống dịch Covid - 19, tính đến thời điểm hiện tại, thị trường dịch vụ du lịch - lưu trú - ăn uống đã có những tín hiệu tích cực. Trong đợt nghỉ Tết Dương Lịch 2022, Đà Lạt đã đón đến hơn 60 nghìn lượt khách, Bà Rịa - Vũng Tàu đón gần 89 nghìn lượt khách, doanh thu đạt khoảng 64 tỷ đồng (Sở Du lịch tỉnh Bà Rạ - Vũng Tàu thông tin).
Còn ngay trong kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán vừa qua, theo ước tính của ngành du lịch tỉnh Kiên Giang, trong 3 ngày Tết có khoảng 80.000 người đến Kiên Giang du xuân; tại Lào Cai, dự kiến trong kỳ nghỉ Tết âm lịch này, Sapa sẽ đón khoảng 60.000 lượt khách (theo thông tin của bà Hoàng Thị Vượng, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin thị xã Sa Pa, Lào Cai); còn tại Lâm Đồng, dự kiến tổng lượt khách đến địa phương từ ngày 29/1/2021 đến ngày 6/2/2022 sẽ đạt khoảng 80.000 lượt khách (theo thông tin của lãnh đạo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng)… Ngoài ra, các điểm du lịch nội địa khác đều rất đông khách và cũng đã có nhiều đoàn khách quốc tế đến Việt Nam.
Những con số ấn tượng trên đã nói lên rằng, năm 2022 sẽ là năm của phục hồi đối với ngành dịch vụ du lịch – ăn uống – khách sạn. Và để phục hồi, các doanh nghiệp chắc chắn sẽ phải đối mặt với những khó khăn như: sự gián đoạn chuỗi cung ứng, logistics hay tâm lý chưa ổn định của khách hàng…
Đặc biệt đối với các doanh nghiệp dịch vụ Du lịch - lưu trú - ăn uống, nơi yếu tố con người được đặt lên hàng đầu thì vấn đề thiếu hụt lao động lại là một trở ngại lớn. Các doanh nghiệp giờ đây sẽ phải đối mặt với việc thiếu hụt lao động do đã cắt giảm nhân sự trước đó và khó khăn trong việc chiêu mộ lại người đã từng làm nghề. Bởi sau hai năm bươn trải với nhiều nghề mưu sinh không liên quan ngành, nhiều người lao động đã không còn kỹ năng, nghiệp vụ; kiến thức dần mai một. Thêm vào đó là tâm lý e ngại thay đổi, e ngại rủi ro, họ không còn muốn quay lại các thành phố để làm dịch vụ. Điều này dẫn đến một vấn đề lớn, tác động thẳng tới giá trị cốt lõi của ngành, đó là gãy nguồn lao động. Đây là một trở ngại lớn cho ngành dịch vụ du lịch - lưu trú - ăn uống trong công cuộc vực dậy vào 2022 và phát triển trong những năm tiếp theo.
Vậy, câu hỏi đặt ra là: Để trở lại mạnh mẽ, các doanh nghiệp cần lấy nguồn lao động từ đâu ?
Hai nguồn nhân lực có thể đáp ứng cho nhu cầu này chính là người lao động cũ tạm nghỉ việc hoặc đổi nghề do dịch bệnh và những lao động mới. Với góc nhìn trên, đây chính là cơ hội cho các đơn vị đào tạo về Du lịch – Nhà hàng khách sạn.
Đối với nguồn lao động cũ quay trở lại ngành, sau hơn 2 năm mưu sinh với ngành nghề khác, họ cần được đào tạo lại để có thể ghi nhớ nghiệp vụ, rèn rũa kỹ năng, bắt kịp với yêu cầu của công việc và với nhịp độ của lớp lao động mới. Do vậy, việc đào tạo lại là rất cần thiết. Doanh nghiệp có thể tiến hành tự đào tạo theo hình thức đào tạo chéo hoặc tập trung tại chỗ. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian, công sức và tăng tính hiệu quả, đồng bộ trong đào tạo thì các doanh nghiệp nên chọn phương án kết hợp với các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp.
Đối với nguồn lao động mới, các trường chuyên nghiệp về Du lịch – Nhà hàng khách sạn chính là địa chỉ uy tín cho kế hoạch tuyển dụng của các doanh nghiệp trong ngành. Ưu điểm của các trường là: bài bản trong đào tạo, đầu ra số lượng lớn, học viên có sự đồng đều về độ tuổi, chuyên môn và khả năng thích ứng nhanh. Với nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo học viên, các trường đã đa dạng hóa hình thức đào tạo, có sự liên kết mật thiết giữa nhà trường với doanh nghiệp, đào tạo theo đơn đặt hàng, thực tập theo địa chỉ, tăng thời lượng thực hành cơ sở để học viên ra trường có đầy đủ kỹ năng, có thể bắt nhịp làm việc ngay với doanh nghiệp. Rút ngắn thời gian tự đào tạo cho doanh nghiệp. Do vậy, các trường chuyên nghiệp về Du lịch – Nhà hàng khách sạn sẽ cung cấp được nguồn lao động chất lượng cho doanh nghiệp để giải cơn khát nhân lực ngành thời kỳ hậu Covid - 19.
Hiện tại, kinh tế toàn cầu cũng như Việt Nam đã bắt đầu hồi phục, ngành du lịch - dịch vụ đang sôi động trở lại khi cả nước bước vào trạng thái bình thường mới. Các dự án nhà hàng khách sạn mới đang được khẩn trương triển khai. Rất nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng, điểm du lịch hấp dẫn đang chờ khai trương mở cửa đón khách.
Marriott – Tập đoàn khách sạn lớn trên thế giới hiện đang có 10 khách sạn tại Việt Nam, dự định mở thêm 16 khách sạn trong 5 năm tới, mở đầu bằng việc khai trương Khách sạn Westin Cam Ranh vào hè năm 2022, hay IHG Intercontinental hotels group dự báo mở thêm khoảng 20 khách sạn…
Những tín hiệu khả quan đó cho thấy ngành dịch vụ du lịch - lưu trú - ăn uống sẽ trở lại và phát triển mạnh hơn, đa dạng hơn, bền vững hơn trong năm 2022 và những năm tiếp theo. Các cơ hội việc làm trong ngành sẽ bùng nổ. Thị trường lao động ngành này sẽ vô cùng sôi động. Và không gì tốt hơn cho sự chuẩn bị của nguồn lao động ngành du lịch dịch vụ vào thời điểm này – Thời điểm vàng cho sự ủ kén. Thời điểm cho các trường thu hút và đào tạo học viên thuộc khối ngành Du lịch – Nhà hàng khách sạn để đón đầu đà phát triển của ngành. Nối lại nhịp gãy nguồn lao động ngành dịch vụ du lịch - lưu trú - ăn uống do chịu hậu quả của đại dịch Covid - 19.
Ths. Phạm Thị Lý NgaBáo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước đến hết tháng 11 là 410.953,1 tỷ đồng, đạt 60,43% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.