GDP 6 tháng tăng 5,64%, thấp hơn dự báo 0,16%

Đầu tư và Tiếp thị
05:16 PM 29/06/2021

Sáng 29/6, Tổng cục Thống kê công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng năm 2021. Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, GDP tăng 5,64%, cao hơn tốc độ tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020...

Cụ thể, theo ước tính của Tổng cục Thống kê, GDP quý 2/2021 tăng 6,61% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 0,39% của quý 2/2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 6,73% của quý 2 các năm 2018 và 2019.

Với mức tăng này, GDP 6 tháng đầu năm 2021 ước tính tăng 5,64%, cao hơn tốc độ tăng 1,82% của cùng kỳ 2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 7,05% và 6,77% của cùng kỳ năm 2018 và 2019. Như vậy, tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm thấp hơn đáng kể so với mức dự báo 5,8% được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra hồi cuối tháng 5/2021. 

GDP 6 tháng tăng 5,64% vẫn thấp hơn dự báo 0,16% - Ảnh 1.

GDP 6 tháng đầu năm 2021 tăng 5,64%. Ảnh: Tổng cục Thống kê

Theo đại diện Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, dịch COVID-19 bùng phát tại một số địa phương trên cả nước từ cuối tháng 4 với những diễn biến phức tạp, khó lường đã đặt ra nhiều thách thức, rủi ro cho nước ta trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế". 

Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, nhưng bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021 tiếp tục duy trì ổn định và đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực là do sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt và rất sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước. 

Các cơ quan, cả Trung ương và địa phương đã thực hiện tốt, có hiệu quả công tác phòng, chống dịch, thành lập Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19 để tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn viện trợ, hỗ trợ mua và tự nghiên cứu, sản xuất vaccine, tiêm phòng miễn phí cho người dân nhằm quyết tâm đạt mục tiêu kinh tế – xã hội năm 2021 cao nhất có thể.

Nền kinh tế duy trì được mức tăng trưởng 5,64% - đây là mức tăng trưởng khá so với các nước trong khu vực và trên thế giới, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,82%, đóng góp 8,17%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,36%, đóng góp 59,05%; khu vực dịch vụ tăng 3,96%, đóng góp 32,78%.

GDP 6 tháng tăng 5,64% vẫn thấp hơn dự báo 0,16% - Ảnh 2.

Cơ cấu GDP 6 tháng đầu năm 2021. Ảnh: Tổng cục Thống kê

Đáng chú ý, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2021 tăng khá so với cùng kỳ năm trước do năng suất lúa đông xuân tăng cao, ngành chăn nuôi và thủy sản phát triển ổn định, các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản chủ yếu đều tăng khá.

Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 12,15% trong cơ cấu nền kinh tế, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,61%, khu vực dịch vụ chiếm 41,13% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,11% (cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2020 là: 14,16%; 33,51%; 41,99%; 10,34%).

Về sử dụng GDP 6 tháng đầu năm 2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,56% so với cùng kỳ năm 2020; tích lũy tài sản tăng 5,67%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 24,05%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 22,76%.

Huyền My (T/h)
Ý kiến của bạn
PGS. TS Phạm Trung Lương: Cần chính sách đặc thù để Phú Quốc phát triển xứng tầm PGS. TS Phạm Trung Lương: Cần chính sách đặc thù để Phú Quốc phát triển xứng tầm

Theo PGS.TS Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch (Tổng cục Du lịch), Thành viên Tổ chuyên gia Tư vấn Quy hoạch Quốc gia, cùng với cơ chế chính sách phù hợp, Phú Quốc cũng cần sự đầu tư đúng trọng tâm trọng điểm của nhà nước chứ không chỉ trông chờ vào đầu tư từ xã hội hóa, nguồn lực tư nhân.